Diện Tích Trồng Mía Đang Giảm

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, niên vụ mía 2013-2014, vùng nguyên liệu huyện Trà Cú chỉ còn gần 6.000 ha, giảm khoảng 300ha so niên vụ trước. Giá mía nguyên liệu giảm liên tục, trong khi giá thành sản xuất tăng: bình quân giá nhân công tăng từ 30 - 35% và vật tư nông nghiệp tăng từ 10 - 15%... Nhà máy đường Trà Vinh đang thu mua mía nguyên liệu với giá 930 đồng/kg (đạt 10 chữ đường), giảm hơn 95 đồng/kg so với cùng kỳ, nếu rớt 1 chữ đường thì mỗi ký mía nông dân mất thêm 70 đồng.
Với giá mía như hiện nay, người trồng mía có lợi nhuận khoảng 10- 15 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Văn Thành, ở ấp Xoài Lơ, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, cho biết: "Niên vụ mía này, ảnh hưởng thời tiết bất thường nên chữ đường đạt thấp, năng suất không cao, giá mía ở mức 900 - 930 đồng/kg. Bình quân 1 vụ mía, người trồng tốn khoảng 7 triệu đồng/công cho khâu chăm sóc, thu hoạch. Không có lời, nên nhiều nông dân trong xã đã bỏ cây mía". Người gắn bó với cây mía gần 10 năm như ông Trần Thanh Hải, ngụ ở ấp Xoài Lơ cũng không còn mặn mà với cây mía, vừa rồi ông Hải chuyển toàn bộ 6 công mía sang trồng lúa.
Hằng năm, Công ty Mía đường Trà Vinh ký kết hợp đồng bao tiêu hơn 3.000 ha mía cho nông dân (chiếm hơn 50% diện tích trồng mía của tỉnh). Tình hình này nếu không có chính sách hỗ trợ cho người trồng mía thì khó giữ được vùng nguyên liệu thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Từ hiệu quả của mô hình trồng nấm linh chi và nấm bào ngư của HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp Bình Kiến 2 (HTX Bình Kiến 2), hiện nay nhiều hộ dân ở xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã học tập, đầu tư; bước đầu cho kết quả khả quan, mang lại nguồn thu nhập khá.

Để giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã triển khai mô hình cải tạo vườn tạp và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi liên tục xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm ở các vùng ven biển và phía bắc quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ dân lúng túng trong việc chuyển đổi sản xuất các đối tượng thủy sản khác như: cá kèo, cá mú, cá chẽm… thì Anh Ngô Văn Xíu đã thành công với nghề nuôi hàu thương phẩm, hàng năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Quyết định này quy định việc xử lý đối với các khoản nợ quá hạn và nợ đã được cơ cấu của khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trả nợ tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2013.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, đến nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã vượt gần 2.780ha, chiếm hơn 60% cơ cấu nuôi trồng thủy sản.