Diện Tích Trồng Mía Đang Giảm

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, niên vụ mía 2013-2014, vùng nguyên liệu huyện Trà Cú chỉ còn gần 6.000 ha, giảm khoảng 300ha so niên vụ trước. Giá mía nguyên liệu giảm liên tục, trong khi giá thành sản xuất tăng: bình quân giá nhân công tăng từ 30 - 35% và vật tư nông nghiệp tăng từ 10 - 15%... Nhà máy đường Trà Vinh đang thu mua mía nguyên liệu với giá 930 đồng/kg (đạt 10 chữ đường), giảm hơn 95 đồng/kg so với cùng kỳ, nếu rớt 1 chữ đường thì mỗi ký mía nông dân mất thêm 70 đồng.
Với giá mía như hiện nay, người trồng mía có lợi nhuận khoảng 10- 15 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Văn Thành, ở ấp Xoài Lơ, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, cho biết: "Niên vụ mía này, ảnh hưởng thời tiết bất thường nên chữ đường đạt thấp, năng suất không cao, giá mía ở mức 900 - 930 đồng/kg. Bình quân 1 vụ mía, người trồng tốn khoảng 7 triệu đồng/công cho khâu chăm sóc, thu hoạch. Không có lời, nên nhiều nông dân trong xã đã bỏ cây mía". Người gắn bó với cây mía gần 10 năm như ông Trần Thanh Hải, ngụ ở ấp Xoài Lơ cũng không còn mặn mà với cây mía, vừa rồi ông Hải chuyển toàn bộ 6 công mía sang trồng lúa.
Hằng năm, Công ty Mía đường Trà Vinh ký kết hợp đồng bao tiêu hơn 3.000 ha mía cho nông dân (chiếm hơn 50% diện tích trồng mía của tỉnh). Tình hình này nếu không có chính sách hỗ trợ cho người trồng mía thì khó giữ được vùng nguyên liệu thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Krông Pa là huyện có khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại sở hữu điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê. Hiện nay, đàn dê ở Krông Pa được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai, trên chín ngàn con. Bởi vậy, nơi đây nhiều người biết đến như là “xứ sở ngàn dê”. Và thịt dê trở thành món không thể thiếu trong những lúc nhâm nhi và trong cả ngày Tết của người dân vùng này.

Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.

Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng có thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 4 con bò, cho khai thác 50kg sữa/ngày. Ông Thảo cho biết, thời gian gần đây, trạm thu gom sữa thông báo và cắt giảm sản lượng sữa mua từ các hộ dân. Cứ 2 - 3 ngày, nhà ông Thảo lại bị "cắt" khoảng 7 - 8kg sữa. Số sữa "ế" này, gia đình ông phải quay sang làm sữa chua hay uống tươi, nhưng cũng không sử dụng hết.

Thời gian gần đây, tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), một số loại cây trồng mới đã được đưa vào trồng thử nghiệm. Hiện cây macca, bơ Booth đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao.