Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha

Báo cáo của UBND huyện Phú Tân (Cà Mau), từ đầu năm đến nay diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển thêm 700 ha, vượt trên 30% kế hoạch, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn huyện lên gần 2.000 ha.
Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.
Đi kèm với việc phát triển diện tích, do tình trạng thả nuôi ồ ạt không theo quy hoạch của một bộ phận người dân, nên diện tích tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại có chiều hướng gia tăng. Từ đầu năm đến nay, trên 450 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh phải thu hoạch ở giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi. Gần 160 ha tôm dưới 30 ngày tuổi bị nhiễm bệnh phải thu hoạch hoặc xử lý tại đầm nuôi. Ngoài ra, việc nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch còn dẫn đến tình trạng thiếu điện, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lã Tuấn Anh (26 tuổi) ở tiểu khu Hoa Ban, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) nuôi gà Ai Cập quy mô trang trại trên 2.000 con, trong đó 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thương phẩm.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.

Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.

Mới khởi nghiệp được khoảng 6 năm nhưng mô hình nuôi ba ba đã giúp gia đình anh Đinh Công Thủ, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân trở thành triệu phú. Mà không chỉ có gia đình anh Thủ, hiện nay có rất nhiều hộ nuôi ba ba ở Thạnh Xuân cũng “phất” lên từ con ba ba.

Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.