Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha

Báo cáo của UBND huyện Phú Tân (Cà Mau), từ đầu năm đến nay diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển thêm 700 ha, vượt trên 30% kế hoạch, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn huyện lên gần 2.000 ha.
Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.
Đi kèm với việc phát triển diện tích, do tình trạng thả nuôi ồ ạt không theo quy hoạch của một bộ phận người dân, nên diện tích tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại có chiều hướng gia tăng. Từ đầu năm đến nay, trên 450 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh phải thu hoạch ở giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi. Gần 160 ha tôm dưới 30 ngày tuổi bị nhiễm bệnh phải thu hoạch hoặc xử lý tại đầm nuôi. Ngoài ra, việc nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch còn dẫn đến tình trạng thiếu điện, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh Bến Tre là 882ha, diện tích bị thiệt hại là 143ha. Tôm chết giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi, do bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, tập trung tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc và các địa phương nuôi ngoài vùng qui hoạch, như: Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận (Bình Đại).

Thời gian qua dù cơ quan chức năng thành phố đã tăng cường kiểm tra xử lý, nhưng nhiều hộ chăn nuôi cá bè trên sông Cái (thuộc nhánh sông Đồng Nai) vẫn lén lút nhập nguồn thức ăn cho cá là nội tạng gia súc, gia cầm, trong đó có hàng trăm ký lòng gà, lòng vịt.

Năm 2014, TX Sông Cầu (Phú Yên) có chủ trương đa dạng hóa các vật nuôi thủy sản thân thiện với môi trường, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quản lý chặt chẽ quy hoạch các vùng nuôi. Tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu là một nhân tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi, đồng thời giúp ngư dân nuôi thủy sản bền vững.

Trong cái nắng chang chang của những ngày đầu tháng 3, bên những rẫy mía vừa thu hoạch xong, chuyện trà dư tửu hậu về cây mía bắt đầu bằng tiếng thở dài và kết thúc bằng những cái lắc đầu ngao ngán.

1 tuần nay, giá cá tra nguyên liệu chế biến xuất khẩu trên thị trường được các doanh nghiệp (DN) thu mua tăng trở lại với mức 24.000 - 24.200 đồng/kg, giúp người nuôi cá có lãi khoảng 650 triệu đồng/ha. Giá cá tra giống cũng đang nằm ở mức có lãi cho người ương cá và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới.