Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha

Báo cáo của UBND huyện Phú Tân (Cà Mau), từ đầu năm đến nay diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển thêm 700 ha, vượt trên 30% kế hoạch, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn huyện lên gần 2.000 ha.
Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.
Đi kèm với việc phát triển diện tích, do tình trạng thả nuôi ồ ạt không theo quy hoạch của một bộ phận người dân, nên diện tích tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại có chiều hướng gia tăng. Từ đầu năm đến nay, trên 450 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh phải thu hoạch ở giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi. Gần 160 ha tôm dưới 30 ngày tuổi bị nhiễm bệnh phải thu hoạch hoặc xử lý tại đầm nuôi. Ngoài ra, việc nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch còn dẫn đến tình trạng thiếu điện, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

Có tiếng là nơi cây tiêu sống bền nhờ ít bệnh vì đất đai, nguồn nước phù hợp nên từ khi giá tiêu tăng cao thì xã Lộc An (Lộc Ninh - Bình Phước) đã trở thành địa chỉ đỏ để nông dân tìm về mua giống. Đó cũng là nguyên nhân diện tích hồ tiêu ở Lộc An tăng vọt. 1 tỷ đồng/ha đất đỏ trồng tiêu là cơn sốt tăng giá đất hay chỉ là giá ảo thời hoàng kim của hồ tiêu ở Lộc An!?