Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha

Báo cáo của UBND huyện Phú Tân (Cà Mau), từ đầu năm đến nay diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển thêm 700 ha, vượt trên 30% kế hoạch, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn huyện lên gần 2.000 ha.
Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.
Đi kèm với việc phát triển diện tích, do tình trạng thả nuôi ồ ạt không theo quy hoạch của một bộ phận người dân, nên diện tích tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại có chiều hướng gia tăng. Từ đầu năm đến nay, trên 450 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh phải thu hoạch ở giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi. Gần 160 ha tôm dưới 30 ngày tuổi bị nhiễm bệnh phải thu hoạch hoặc xử lý tại đầm nuôi. Ngoài ra, việc nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch còn dẫn đến tình trạng thiếu điện, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời điểm dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lan rộng, một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lại chuẩn bị tái đàn vì cho rằng, “hậu dịch” giá sẽ tăng. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp đã đưa ra cảnh báo: không nên tái đàn vào thời điểm hiện nay vì sẽ tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh ra diện lớn.

Thời gian gần đây, do dịch cúm gia cầm khiến người tiêu dùng lo sợ nên giá các sản phẩm gia cầm liên tục giảm. Tại nhiều chợ trên địa bàn TP Hà Nội, tình trạng giá giảm, sức mua giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới cả người sản xuất và kinh doanh gia cầm.

Năm 2000, hưởng ứng phong trào “Đưa cây màu xuống ruộng”, ban đầu chỉ có vài hộ nhỏ lẻ, có vốn, mạnh dạn đầu tư trồng màu, cây cà chua là cây màu chủ lực lúc bấy giờ.

Cứ đến mỗi vụ thu hoạch lúa, thường xảy ra tình trạng “cò” (người môi giới) máy gặt đập liên hợp. Thực trạng này đang nổi lên thành xu hướng ở nhiều địa phương và chính điều này đã làm tăng thêm chi phí sản xuất cho người trồng lúa.

Từ giữa tháng 2, nhiều cánh đồng ở Vĩnh Long vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Máy gặt đập liên hợp, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi… Thương lái cũng vào tận đồng mua lúa tươi. Nhiều nông dân hồ hởi: “Chưa năm nào lúa trúng mùa, trúng giá đậm như năm nay”.