Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu vượt tầm kiểm soát

Thực tế số lượng thực nuôi không dưới 10.000ha, vượt gấp 1,5 lần kế hoạch, trong đó có những địa phương tăng gần 5 lần so với cùng kỳ như ở huyện Hồng Dân, Phước Long... Nếu như năm 2014, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Phước Long mới khoảng 1.000 ha, đến nay đã vượt hơn 4.000ha.
Các địa phương khác như huyện Hồng Dân, Đông Hải, thành phố Bạc Liêu... diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cũng tăng cao. Đáng báo động là diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã xâm nhập vào vùng nuôi tôm truyền thống.
Thậm chí ở một số nơi người nuôi tôm còn lén lút thả nuôi tôm thẻ chân trắng mà không khai báo với cơ quan quản lý. Theo thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1.000ha của 858 hộ nuôi thẻ chân trắng, bị thiệt hại từ 70% trở lên, coi như trắng tay vì cũng không thu hoạch được vật nuôi nào trong ao khi thả nuôi thẻ chân trắng.
Sở dĩ có tình trạng thẻ chân trắng thả nuôi tràn lan không kiểm soát được vì người nuôi tôm sú lâu nay bị thiệt hại nặng nề trong nhiều năm, không còn vốn để nuôi tiếp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bán giống thẻ chân trắng cho người nuôi theo hình thức ''bán chịu, khi nào có thu hoạch mới lấy tiền, nếu tôm thẻ chân trắng bị chết họ lại tiếp tục bán chịu con giống nữa...''.
Người nuôi tôm vì cùng đường, nên chấp nhận rủi ro đánh đố với con tôm thẻ chân trắng bất chấp khuyến cáo hay sự cấm đoán của ngành chức năng.
Thực tế, trước đây, người dân nuôi con tôm sú dùng nhiều thuốc thú y thủy sản, không tốn thức ăn. Nay mật độ thả nuôi thẻ chân trắng lên đến 80-100 con/m2 nên phải đầu tư nhiều thức ăn.
Khi tôm bị bệnh phải dùng rất nhiều thuốc thú y thủy sản và các loại hóa chất sẽ tác động xấu đến cây lúa ở vùng chuyển đổi thuộc vùng Bắc Quốc lộ 1A, khi cây lúa vẫn là cây trồng chiến lược và sự nguy hiểm là không tránh khỏi.
Bên cạnh đó, khả năng dịch bệnh từ tôm thẻ chân trắng thoát ra môi trường sẽ khó tránh khỏi vì đang còn dùng chung một con kênh thủy lợi.
Ngành chức năng còn lúng túng trong việc kiểm soát các cơ sở kinh doanh giống tôm thẻ chân trắng. Do vậy, mới có tình trạng bán chịu, bán ồ ạt giống thẻ chân trắng đại trà như thời gian qua, làm đảo lộn quy hoạch của ngành nông nghiệp trong việc quản lý nghề nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Dù thị trường vẫn xôn xao chuyện sản lượng và khả năng thiếu hụt cà phê năm tới, giá cà phê nội địa vẫn mất mốc 39 triệu đồng/tấn của cuối tuần trước.

Vào mùa khô, cây cao su bắt đầu thay lá. Theo thói quen, nhiều hộ trồng cao su ở Bình Phước xử lý lá cao su rụng bằng cách gom lại rồi đốt nhằm phòng chống cháy và diệt các bệnh gây hại cho cây cao su. Tuy nhiên, cách làm này đã ảnh hưởng lớn đến môi trường và giảm khả năng cho mủ của cây cao su.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, ngành cà phê đang đứng trước một số khó khăn thách thức như: trong số 622.167 ha cà phê đang sản xuất của cả nước, hiện đang có khoảng 86 ha cà phê trên 20 năm tuổi (chiếm 15%); khoảng 140.000 ha từ 15 đến 20 năm tuổi (chiếm 25%).

Trồng nấm mèo bằng mùn cưa đang được nông dân ấp 7, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) nhân rộng. Không cần nhiều đất, đầu tư thấp và cho thu hoạch nhanh đang giúp các hộ trồng nấm có thêm nguồn thu.

Tại các MH, Trung tâm đã chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót được làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa N01 (gọi là đệm lót sinh học). Các hộ tham gia MH được hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống và 30% chi phí vật tư.