Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện Tích Nuôi Tôm Mùa Nghịch Giảm

Diện Tích Nuôi Tôm Mùa Nghịch Giảm
Ngày đăng: 28/06/2013

Theo kế hoạch, năm nay huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sẽ thả nuôi 1.000ha tôm càng xanh. Tập trung nhiều nhất là xã Phú Thành B với 630ha. Đến nay, toàn huyện có 69 hộ nuôi, đã thả hơn 44.000 con tôm giống trên diện tích 350ha. Trong đó xã Phú Thành B đã thả hơn 186ha. Nhiều hộ thả sớm vào mùa nghịch đã bắt đầu tỉa bán tôm trứng được 15ha, sản lượng khoảng 7,5 tấn.

Ông Huỳnh văn Thảo, xã Phú Thành B cho biết, để nuôi tôm mùa nghịch, người nuôi thả tôm giống từ tháng 12 âm lịch, đến tháng 5 bắt đầu thu hoạch. Tôm mùa nghịch giá cao hơn vụ chính khoảng 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mùa này thường bị thiếu nước làm ao nuôi bị nóng, tôm dễ bị sốc nhiệt dẫn đến chậm lớn, vì vậy người nuôi thường phải bơm thêm nước.

Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Trưởng trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết, huyện không khuyến khích nuôi tôm mùa nghịch vì chi phí nhiều, rủi ro cao, tôm thu hoạch vô loại đạt thấp không bán cho công ty được, chỉ bán tôm xô cho thương lái. Bên cạnh đó, nuôi vụ nghịch sẽ làm trễ thời gian cải tạo ao cho vụ chính, nhất là làm liên vụ dễ phát sinh dịch bệnh cho vụ sau. Những năm trước đây diện tích vụ tôm mùa nghịch của huyện lên đến 200ha, nhưng do có nhiều rủi ro, việc nuôi tôm không bền vững nên hiện nay chỉ còn khoảng 50ha.

Con giống cũng là vấn đề nan giải đối với các hộ nuôi. Năm nào người nuôi cũng phải chạy lo con giống, trên thị trường có nhiều chủng loại khác nhau, chất lượng không đảm bảo dẫn đến lượng tôm nuôi bị hao hụt tăng cao gây thiệt hại cho người nuôi. Toàn tỉnh hiện có 26 trại sản xuất tôm giống, tuy nhiên các trại này công nghệ sản xuất chưa hoàn chỉnh, chưa cung cấp đủ số lượng tôm giống cho người nuôi, vì vậy các hộ dân vẫn còn phải sử dụng các giống trôi nổi do Trung quốc sản xuất.

Vừa qua, Công ty TNHH sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh Bá Tòng có kế hoạch đầu tư xây dựng trại giống tại ấp Phú Long, xã Phú Thành B (Tam Nông) với quy mô sản xuất 130 triệu con giống/năm, diện tích 1.000ha, với tổng giá trị đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, Công ty sẽ cung ứng giống tôm càng xanh cho các hộ nuôi vùng dự án, giúp người dân chủ động thời gian thả nuôi cũng như giảm được chi phí và tăng thêm lợi nhuận.


Có thể bạn quan tâm

Bắt Số Lượng Lớn Trai Tai Tượng Khổng Lồ Bắt Số Lượng Lớn Trai Tai Tượng Khổng Lồ

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

04/03/2014
Thành Phố Cà Mau Phát Triển Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Thành Phố Cà Mau Phát Triển Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

04/03/2014
Tổ Hợp Tác Nuôi Ba Ba Thương Phẩm Hoạt Động Hiệu Quả Tổ Hợp Tác Nuôi Ba Ba Thương Phẩm Hoạt Động Hiệu Quả

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở xã An Bình và xã Nhị Mỹ.

04/03/2014
Thiệt Hại Hàng Trăm Triệu Đồng Vì Cá Bị Ghẻ Lở Thiệt Hại Hàng Trăm Triệu Đồng Vì Cá Bị Ghẻ Lở

Gần một tháng nay, hàng chục hộ nuôi cá lóc đầu vuông trong vèo ở xã Phước Chỉ (Trảng Bàng - Tây Ninh) lao đao vì cá bị ghẻ lở mà chưa rõ nguyên nhân.

04/03/2014
Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Của Ông Phượng Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Của Ông Phượng

Ông Trần Phượng ở xóm Tân Hương 2, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đến với nghề nuôi ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó. Nhưng cái duyên đó bắt đầu từ việc làm quen, nuôi nhỏ lẻ 1-2 đàn đến ham thích nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm qua thực tế công việc, đã mang lại thu nhập cao cho gia đình.

04/03/2014