Diện Tích Nuôi Tôm Giảm Do Dịch Bệnh

Theo báo cáo của Phòng Thủy sản, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay trên toàn tỉnh đã có hơn 56 ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi.
Tại Quảng Ngãi, dịch bệnh xảy ra nhiều nhất ở huyện Tư Nghĩa với trên 30 ha, huyện Bình Sơn gần 10 ha và có rất nhiều hồ tôm, người nuôi phải chứng kiến cảnh tôm chết hàng loạt. Tại các huyện Mộ Đức, Đức Phổ hiện có rất nhiều hồ tôm bị bỏ hoang không xuống giống dù lịch thời vụ đã qua nhiều tháng.
Đặc biệt, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm trên địa bàn tỉnh đang lây lan ra diện rộng, ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương có diện tích ao nuôi bị bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị, nên người nuôi tôm chỉ ngăn ngừa dịch bệnh bằng kinh nghiệm.
Trên cánh đồng tôm hơn 43,5 ha của xã Đức Phong giờ chỉ còn lác đác vài hồ nuôi. Không khí nhộn nhịp của mùa vụ không còn như những năm trước. Nhiều người đã bỏ hồ và không còn khả năng tái đầu tư do dịch bệnh xảy ra liên tục trong nhiều năm liền.
Qua khảo sát thực tế và phản ánh của các hộ nuôi tôm cho thấy, tôm bị bệnh chết có thời gian thả nuôi từ 1-2 tháng thì bắt đầu có các biểu hiện: mang đen và sưng, màu sắc vỏ đậm, hơi chuyển sang màu hồng nhạt, đứt râu, mòn đuôi, tôm ăn yếu, bơi lờ đờ trên mặt nước rồi chết. Nhiều trường hợp tôm chết nhanh, đỏ toàn thân, có con thân trắng nhạt, tôm bỏ ăn, đường ruột rỗng.
Hiện Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi đã lấy mẫu gửi ra cơ quan thú y vùng IV xét nghiệm để có kết luận chính xác hơn. Đây là năm thứ 3 liên tiếp nhiều vùng tôm nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi bị bệnh đốm trắng gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
Ông Nguyễn Đức Lam, chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Chi cục về làm thủ tục cho bà con xử lý dịch bệnh theo quy trình. Trạm thú y hỗ trợ cho các hộ có hồ bệnh thuốc khử trùng. Tình hình đến nay bà con có thả lại nhưng không nhiều”.
Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân do phần lớn con giống đưa vào nuôi chưa qua kiểm dịch, mật độ con giống thả nuôi cao hơn so với quy định từ 20-40 con/m2, môi trường bị ô nhiễm, điều kiện thời tiết nắng nóng, làm các yếu tố môi trường ao nuôi như nhiệt độ, độ mặn, độ pH và độ kiềm biến đổi lớn dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh chưa cao, chủ yếu là tự điều trị và xả trực tiếp nước ao tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường. Đó chính là những lý do khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh, tác động trực tiếp đến dịch tích tôm nuôi của tỉnh Quảng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.

Huyện Quang Bình (Hà Giang) có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận (Sở Nông nghiệp & PTNN), tính từ đầu năm 2015 đến ngày 31/7, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 98.201 tấn, bằng 52% kế hoạch năm. Nhìn chung hoạt động đánh bắt trên biển thời gian qua của bà con ngư dân địa phương còn gặp khó khăn, nhất là trong quý I do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên tình trạng tàu nằm bờ khá phổ biến.

Đặc sản lươn đồng Nghệ An nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc nhưng ít ai biết để có món lươn đặc sản đó, người nông dân đã vất vả sớm hôm

Sáng 31/7/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới. Dự hội nghị có các đồng chí đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT; phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị và trên 20 hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh.