Diện Tích Nuôi Tôm Giảm Do Dịch Bệnh

Theo báo cáo của Phòng Thủy sản, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay trên toàn tỉnh đã có hơn 56 ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi.
Tại Quảng Ngãi, dịch bệnh xảy ra nhiều nhất ở huyện Tư Nghĩa với trên 30 ha, huyện Bình Sơn gần 10 ha và có rất nhiều hồ tôm, người nuôi phải chứng kiến cảnh tôm chết hàng loạt. Tại các huyện Mộ Đức, Đức Phổ hiện có rất nhiều hồ tôm bị bỏ hoang không xuống giống dù lịch thời vụ đã qua nhiều tháng.
Đặc biệt, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm trên địa bàn tỉnh đang lây lan ra diện rộng, ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương có diện tích ao nuôi bị bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị, nên người nuôi tôm chỉ ngăn ngừa dịch bệnh bằng kinh nghiệm.
Trên cánh đồng tôm hơn 43,5 ha của xã Đức Phong giờ chỉ còn lác đác vài hồ nuôi. Không khí nhộn nhịp của mùa vụ không còn như những năm trước. Nhiều người đã bỏ hồ và không còn khả năng tái đầu tư do dịch bệnh xảy ra liên tục trong nhiều năm liền.
Qua khảo sát thực tế và phản ánh của các hộ nuôi tôm cho thấy, tôm bị bệnh chết có thời gian thả nuôi từ 1-2 tháng thì bắt đầu có các biểu hiện: mang đen và sưng, màu sắc vỏ đậm, hơi chuyển sang màu hồng nhạt, đứt râu, mòn đuôi, tôm ăn yếu, bơi lờ đờ trên mặt nước rồi chết. Nhiều trường hợp tôm chết nhanh, đỏ toàn thân, có con thân trắng nhạt, tôm bỏ ăn, đường ruột rỗng.
Hiện Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi đã lấy mẫu gửi ra cơ quan thú y vùng IV xét nghiệm để có kết luận chính xác hơn. Đây là năm thứ 3 liên tiếp nhiều vùng tôm nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi bị bệnh đốm trắng gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
Ông Nguyễn Đức Lam, chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Chi cục về làm thủ tục cho bà con xử lý dịch bệnh theo quy trình. Trạm thú y hỗ trợ cho các hộ có hồ bệnh thuốc khử trùng. Tình hình đến nay bà con có thả lại nhưng không nhiều”.
Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân do phần lớn con giống đưa vào nuôi chưa qua kiểm dịch, mật độ con giống thả nuôi cao hơn so với quy định từ 20-40 con/m2, môi trường bị ô nhiễm, điều kiện thời tiết nắng nóng, làm các yếu tố môi trường ao nuôi như nhiệt độ, độ mặn, độ pH và độ kiềm biến đổi lớn dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh chưa cao, chủ yếu là tự điều trị và xả trực tiếp nước ao tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường. Đó chính là những lý do khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh, tác động trực tiếp đến dịch tích tôm nuôi của tỉnh Quảng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi nhập về Đà Lạt (Lâm Đồng), khoai tây Trung Quốc được “mặc áo” đất đỏ để đánh lừa người tiêu dùng. Bằng “công nghệ” này, khoai tây Trung Quốc có thể tăng giá lên đến 3 lần.

Ông Nguyễn Văn Mười, xã Long Hưng (Châu Thành - Tiền Giang), được nhiều người biết đến bởi sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, ông đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, giúp gia đình mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo ông Liễm, nếu nuôi chuyên tôm lãi rất lớn nhưng mật độ rủi ro rất cao. Năm 2014, gia đình thả nuôi 3 ha, với hơn 30 vạn con giống, năm nay nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên tất cả diện tích ao hồ nuôi của gia đình không bị dịch. Lâu lắm rồi gia đình tui mới có niềm vui trọn vẹn, cá, tôm nuôi vừa được mùa lại được giá, ông Liễm phấn khởi.

Hơn nửa tháng nay, nông dân làng bè vô cùng phấn khởi do giá cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 40.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với tháng trước và nông dân lãi hơn 7.000 đồng/kg cá. Tuy nhiên, giá cá bấp bênh, dịch bệnh tăng, chất lượng con giống và thức ăn giảm… là những vấn đề khiến nông dân nuôi cá điêu hồng không khỏi lo lắng.

Trong khi đó, giá bán ở chợ Đà Lạt lên đến 25.000đ/kg và khả năng sẽ còn lên giá nếu nguồn hàng vẫn tiếp tục khan hiếm như hiện nay. Với giá bán này (1.000-1.300đ/củ), mỗi sào củ dền nhà vườn có lãi không dưới 20 triệu đồng mà không phải mất công chăm sóc.