Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Phát Triển Vượt Kế Hoạch Năm

Qua rà soát của ngành chuyên môn, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng rất nhanh, vượt cả kế hoạch năm 2014.
Kế hoạch đề ra đến hết năm 2014 toàn tỉnh sẽ có 7.000 ha nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ trong quý 1, diện tích nuôi tôm công nghiệp đã được mở rộng đến 7.466 ha, tăng 1.474 ha so với cuối năm 2013. Nguyên nhân là do trong những tháng qua giá tôm ở mức tương đối cao và ổn định, thúc đẩy người dân mở rộng diện tích nuôi.
Tuy nhiên, dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có xu hướng tăng là vấn đề khiến cho nông dân lo ngại. Trong tháng 3 đã có 88 ha tôm công nghiệp bị nhiễm bệnh, tăng 17 ha so với tháng trước. Chủ trương của tỉnh là song song với việc phát triển diện tích cần chú trọng đến nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của con tôm trên thị trường.
Riêng thành phố Cà Mau, từ đầu năm đến nay đã phát triển được 834 ha nuôi tôm công nghiệp, đạt 75% so với kế hoạch năm, tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Hòa Tân, Hòa Thành, Định Bình, Tắc Vân và phường 6.
Để phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp, thành phố Cà Mau đã hoàn thành công tác đầu tư phát triển lưới điện 3 pha giai đoạn 1 vùng dự án cụm nuôi tôm công nghiệp Hòa Thành, Hòa Tân và phường 6.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2007, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, là một đảng viên trẻ được kết nạp Đảng trong môi trường quân đội, anh Trương Hữu Minh ở phường Tân Lập (TP. Buôn Ma Thuột) ý thức được rằng phát triển kinh tế gia đình, tự vươn lên trong cuộc sống là một trong những nhiệm vụ mà người lính cần phải tiên phong. Là con cả trong gia đình làm nông đông anh em, với mức lương ít ỏi cộng phụ cấp không đủ trang trải cho cuộc sống, anh luôn nung nấu quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới giảm bớt khó khăn về kinh tế cho gia đình.

Trong mười năm qua, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam luôn đồng hành với người chăn nuôi vượt qua khó khăn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, kiến nghị các giải pháp phòng, chống dịch cúm, các chính sách khuyến khích chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh gia cầm, góp phần khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.

Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.