Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Phát Triển Vượt Kế Hoạch Năm

Qua rà soát của ngành chuyên môn, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng rất nhanh, vượt cả kế hoạch năm 2014.
Kế hoạch đề ra đến hết năm 2014 toàn tỉnh sẽ có 7.000 ha nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ trong quý 1, diện tích nuôi tôm công nghiệp đã được mở rộng đến 7.466 ha, tăng 1.474 ha so với cuối năm 2013. Nguyên nhân là do trong những tháng qua giá tôm ở mức tương đối cao và ổn định, thúc đẩy người dân mở rộng diện tích nuôi.
Tuy nhiên, dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có xu hướng tăng là vấn đề khiến cho nông dân lo ngại. Trong tháng 3 đã có 88 ha tôm công nghiệp bị nhiễm bệnh, tăng 17 ha so với tháng trước. Chủ trương của tỉnh là song song với việc phát triển diện tích cần chú trọng đến nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của con tôm trên thị trường.
Riêng thành phố Cà Mau, từ đầu năm đến nay đã phát triển được 834 ha nuôi tôm công nghiệp, đạt 75% so với kế hoạch năm, tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Hòa Tân, Hòa Thành, Định Bình, Tắc Vân và phường 6.
Để phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp, thành phố Cà Mau đã hoàn thành công tác đầu tư phát triển lưới điện 3 pha giai đoạn 1 vùng dự án cụm nuôi tôm công nghiệp Hòa Thành, Hòa Tân và phường 6.
Có thể bạn quan tâm

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.

Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).

Phá thế độc canh con tôm, tận dụng diện tích ao nuôi quanh nhà, nhiều hộ dân trong tỉnh Cà Mau có thêm nguồn thu nhập từ mô hình nuôi cá chẽm. Thức ăn chế biến từ cá chẽm được ưu chuộng tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh; vì thế cá chẽm có giá trị cao về kinh tế.

Cà Mau là vùng đất phì nhiêu, trù phú, song cũng lắm phần khắc nghiệt. Nếu không đủ ý chí có lẽ đây chẳng phải là miền đất hứa cho những ai có mộng làm giàu. Nhưng giờ đây Cà Mau đang thay da đổi thịt từng ngày, trở thành một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.