Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện tích nuôi tôm chân trắng giảm gần 19%

Diện tích nuôi tôm chân trắng giảm gần 19%
Ngày đăng: 15/07/2015

Ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do xuất khẩu giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang giảm 24,2%, Tiền Giang giảm 26%, Bến Tre giảm 23,9%. Tuy nhiên, một số tỉnh sản lượng cá tra tăng so với cùng kỳ nhờ chủ động được trong sản xuất và tìm kiếm các thị trường mới ngoài các thị trường truyền thống như: Tiền Giang sản lượng cá tra tăng trưởng khá đạt 19,95 nghìn tấn, tăng 18,9%, Cần Thơ đạt 59,2 nghìn tấn tăng 3,8%, tại Đồng Tháp sản lượng cá tra đạt 180,2 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Người nuôi tôm nước lợ cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết từ đầu năm không thuận lợi cho nuôi, dịch bệnh xảy ra ở một số địa phương, giá tôm nguyên liệu giảm cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ mở rộng diện tích nuôi ở các địa phương.

Diện tích nuôi tôm chân trắng ước đạt trên 40 nghìn ha, giảm 18,9% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 103,8 nghìn tấn giảm 1,6%, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích đạt 34,8 nghìn ha, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng đạt 66,1 nghìn tấn giảm 22,2%. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng tôm chân trắng giảm mạnh như: Tiền Giang giảm 46,9% về diện tích và giảm 45,6% về sản lượng, Bến Tre giảm 33% cả về diện tích và sản lượng, Sóc Trăng giảm 41,7% diện tích và 28,3% sản lượng.

Trái với năm trước sau khi giá tôm chân trắng sụt giảm mạnh, nhiều hộ đã trở về với đối tượng truyền thống có giá trị cao hơn là tôm sú, đồng thời áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loại thủy sản khác như cua, cá rô mang lại hiệu quả tương đối tốt, tăng khả năng chống chọi dịch bệnh. Diện tích tôm sú ước đạt 550 nghìn ha (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước) và sản lượng tôm sú ước đạt 111 nghìn tấn (tăng 2,9%). Một số tỉnh có diện tích lớn và sản lượng tôm tăng mạnh như: Kiên Giang tăng 11,2% diện tích và 15,7% sản lượng, Sóc Trăng tăng 2,8% về diện tích và 48,1% về sản lượng.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Phát Triển Chè Shan, Bò H’ Mông Hiệu Quả Mô Hình Phát Triển Chè Shan, Bò H’ Mông

Ngày 10/5, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tổ chức Hội thảo "Sự tham gia của dân tộc thiểu số trong chuỗi giá trị chè Shan ở Hà Giang".

11/05/2012
Cơ Hội Mới Cho Người Trồng Nấm Ở Thừa Thiên Huế Cơ Hội Mới Cho Người Trồng Nấm Ở Thừa Thiên Huế

Sau thành công mô hình chế biến rơm rạ, rác thải thành phân bón hữu cơ ở nhiều nơi, gần đây, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Sở KH&CN, (gọi tắt là trung tâm) lại mở ra thêm cơ hội mới cho người sản xuất, kinh doanh nấm trên địa bàn.

19/05/2012
'Ông Lớn' Cà Phê Buôn Ma Thuột Nợ Khó Trả Hàng Nghìn Tỷ 'Ông Lớn' Cà Phê Buôn Ma Thuột Nợ Khó Trả Hàng Nghìn Tỷ

Từng được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng công ty xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất toàn cầu nhưng Vinacafe Buôn Ma Thuột đang lâm cảnh "muốn chết cũng khó" vì nợ khó trả gần 2.000 tỷ đồng.

27/03/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình V.A.C Hiệu Quả Từ Mô Hình V.A.C

Mô hình V.A.C là một trong những mô hình sản xuất đã phát huy hiệu quả tại Nông trường Sông Hậu trong nhiều năm trước đây. Đến năm 2008, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thới Hưng tiếp tục kế thừa và nâng chất, mở rộng trong hội viên Hội LHPN xã

16/04/2011
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Cây Khoai Tây Vụ Đông Ở Tuyên Quang Hiệu Quả Mô Hình Trồng Cây Khoai Tây Vụ Đông Ở Tuyên Quang

Vụ đông năm 2011, Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ Nông nghiệp Ỷ La, thành phố Tuyên Quang đã đưa giống khoai tây mới Aladin vào trồng với diện tích 9,5 ha. 50 hộ tham gia tại các đội 2, 10 và đội 12 của phường Ỷ La và Tân Hà tham gia mô hình. Kết quả bước đầu cho thấy đây là giống khoai tây cho hiệu quả kinh tế khá cao.

20/05/2012