Diện tích, năng suất cây trồng cạn tăng khá

Qua 3 vụ sản xuất trong năm, toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trên 2.120 ha, đạt 96,4% so kế hoạch năm.
Diện tích này được đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn có hiệu quả cao hơn như: đậu phụng, bắp lai, mè, hành, dưa…
Tập trung ở các xã: Cát Tài, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hải…, góp phần đưa tổng diện tích cây trồng cạn năm 2015 lên gần 9.150 ha, tăng hơn 690ha so với năm 2014; trong đó, diện tích đậu phụng tăng 708 ha, bắp tăng 77 ha, hành tăng 34 ha...
Tham quan cánh đồng đậu phụng vụ Thu ở Cát Hải - Phù Cát.
Nhờ áp dụng các hình thức xen, luân canh cây trồng, cộng với việc tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật canh tác từng loại cây trồng cho nông dân nắm bắt, ứng dụng trong quá trình đầu tư thâm canh, chăm sóc, nên các loại cây trồng phát triển khá tốt.
Qua thu hoạch, năng suất nhiều loại cây trồng tăng khá: năng suất bình quân bắp lai đạt 62,4 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; đậu phụng đạt 35,5 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; mì 280 tạ/ha, tăng 59 tạ/ha...
So với năm trước; cùng với giá tiêu thụ tương đối ổn định ở mức khá, nên thu nhập của bà con nông dân tăng khá.
Có thể bạn quan tâm

Trồng khảo nghiệm 10 năm trước, đến nay cây đậu tương đã được trồng đại trà trên đất dốc ở Tủa Chùa, mở ra hướng đi mới cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng cao.

Theo quy hoạch của Chính phủ thì Lào Cai được xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu sắn có quy mô khoảng 6.000 đến 6.500 ha, dù chưa có quy hoạch sản xuất của tỉnh nhưng năm 2010 trên địa bàn có đến 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước.

Mấy ngày qua, nông dân nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông Tiền đang trúng mùa cá vì giá cá liên tục tăng mạnh trong tuần đầu của năm 2013. Hiện nay, cá điêu hồng được các thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, diện tích đất sản xuất lúa nước của Na Ưchỉ có 67ha; trình độ thâm canh, áp dụng KHKT vào sản xuất của người dân còn hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây lúa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.