Diện tích, năng suất cây trồng cạn tăng khá

Qua 3 vụ sản xuất trong năm, toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trên 2.120 ha, đạt 96,4% so kế hoạch năm.
Diện tích này được đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn có hiệu quả cao hơn như: đậu phụng, bắp lai, mè, hành, dưa…
Tập trung ở các xã: Cát Tài, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hải…, góp phần đưa tổng diện tích cây trồng cạn năm 2015 lên gần 9.150 ha, tăng hơn 690ha so với năm 2014; trong đó, diện tích đậu phụng tăng 708 ha, bắp tăng 77 ha, hành tăng 34 ha...
Tham quan cánh đồng đậu phụng vụ Thu ở Cát Hải - Phù Cát.
Nhờ áp dụng các hình thức xen, luân canh cây trồng, cộng với việc tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật canh tác từng loại cây trồng cho nông dân nắm bắt, ứng dụng trong quá trình đầu tư thâm canh, chăm sóc, nên các loại cây trồng phát triển khá tốt.
Qua thu hoạch, năng suất nhiều loại cây trồng tăng khá: năng suất bình quân bắp lai đạt 62,4 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; đậu phụng đạt 35,5 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; mì 280 tạ/ha, tăng 59 tạ/ha...
So với năm trước; cùng với giá tiêu thụ tương đối ổn định ở mức khá, nên thu nhập của bà con nông dân tăng khá.
Có thể bạn quan tâm

Trong chăn nuôi heo, thức ăn chiếm 70 - 80% chi phí đầu tư. Do đó việc sử dụng nguồn thức ăn hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu dưỡng chất các loại heo ở giai đoạn khác nhau để cho sức sản xuất tối đa vừa bảo đảm chi phí thấp nhất nhằm tạo lợi nhuận cao nhất luôn là trăn trở của các nhà chăn nuôi. Gia đình ông Phùng Văn Bộ, ở ấp Tà Hách, xã An Phú, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước không ngoại lệ.
Ngày 5.8, trong khuôn khổ Chương trình “Chung tay vì cộng đồng” tỉnh Quảng Ngãi, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), chi nhánh Quảng Ngãi phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, UBND các huyện Ba Tơ, Minh Long tổ chức trao tặng bò giống cho hộ nghèo.

Từ lâu, nhãn Sông Mã đã là một sản vật có thương hiệu trên thị trường, từ thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng kinh tế miền núi, những người dân Hưng Yên đã mang giống nhãn lồng lên trồng tại mảnh đất này.
Với diện tích vườn cây ăn trái trên 25.348ha, Đồng Tháp sở hữu một vùng nguyên liệu lớn với nhiều loại trái cây đặc sản được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, do chưa phát triển đồng bộ về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đóng gói, chế biến... nên phần lớn trái cây của Đồng Tháp chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa, chưa tạo được giá trị kinh tế cao.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, những năm gần đây, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã xây dựng mô hình thí điểm trồng thanh long tại ấp 3, xã Tân Thành.