Diện Tích Măng Cụt Sẽ Tăng Lên 150 Ha

Sau 3 năm thực hiện Dự án “Phát triển vườn cây ăn trái đặc sản măng cụt gắn với du lịch”, diện tích vườn cây măng cụt của xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã tăng lên trên 15 ha.
Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.
Ông Huỳnh Văn Dưỡng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Tuyền, cho biết trong những năm gần đây, nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền nên nhiều hộ nông dân đã thấy rõ hiệu quả của cây măng cụt và đã chuyển sang trồng măng cụt. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế của xã.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi thời vụ, bố trí giống hợp lý trên cả nước, trong đó trọng tâm là vùng ĐBSCL với việc chuyển đổi thời vụ lúa Hè Thu và tăng diện tích lúa Thu Đông.

Nhằm tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, thời gian qua tỉnh Bắc Kạn đã triển khai sâu rộng một số kĩ thuật canh tác lúa cải tiến. Để đông đảo người dân chấp nhận và thực hiện kỹ thuật này, công tác tuyên truyền cần được ngành chức năng làm tốt hơn nữa

Theo kết quả kiểm tra, phân tích của Tổng cục Thủy sản vừa gửi về thì tình trạng tôm nuôi bị chết hàng loạt tại tỉnh Phú Yên gần đây là do tồn dư các chất bảo vệ thực vật Cypermethrin, Deltamethrin trong môi trường nước.

Do tình hình tôm nuôi bị bệnh và chết hàng loạt, ngày 27/4/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 1871/UBND-KTN chỉ đạo tạm ngưng nhập giống và thả giống tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan gây thiệt hại cho người nuôi. Chủ trương trên được các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống và nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri thực hiện tốt.

KTĐT - Bộ NN&PTNT cảnh báo, nếu giá thực phẩm tiếp tục xuống thấp, người chăn nuôi không tái đàn, dịp cuối năm khó tránh khỏi nguy cơ thiếu thực phẩm.