Diện Tích Măng Cụt Sẽ Tăng Lên 150 Ha

Sau 3 năm thực hiện Dự án “Phát triển vườn cây ăn trái đặc sản măng cụt gắn với du lịch”, diện tích vườn cây măng cụt của xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã tăng lên trên 15 ha.
Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.
Ông Huỳnh Văn Dưỡng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Tuyền, cho biết trong những năm gần đây, nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền nên nhiều hộ nông dân đã thấy rõ hiệu quả của cây măng cụt và đã chuyển sang trồng măng cụt. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế của xã.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN&PTNT Hậu Giang đã có công văn yêu cầu phòng NN&PTNT, phòng kinh tế, ... thành phố tăng cường chỉ đạo các địa phương tuyên truyền đến bà con nông dân đề cao cảnh giác với các cá nhân, tổ chức thực hiện việc “chích cây” trị bệnh vàng lá gân xanh cho cây có múi.

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo nhờ vào mô hình trồng năn bộp kết hợp với nuôi cá tự nhiên.

Vụ Đông năm nay, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có kế hoạch gieo trồng 3.100ha, trong đó chủ lực là cây đậu tương với 1.600ha.

Những năm gần đây, để duy trì diện tích đất lúa theo chủ trương của thành phố, tại hầu hết các huyện, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và mở rộng nhiều mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.

Không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò và sự cần thiết của phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, nhưng theo thời gian những mặt tiêu cực của loại phân này đối với môi trường và sức khỏe con người ngày càng bộc lộ rõ.