Diện Tích Dâu Tây Đà Lạt Tăng Lên Trên 100ha

Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hiện diện tích dâu tây Đà Lạt đã tăng lên trên 100ha, gấp 3 lần so 4 năm trước.
Trước đó, vào năm 2009 - 2010, do dịch bệnh tràn lan nên diện tích dâu tây tại Đà Lạt giảm chỉ còn khoảng 30ha, tập trung chủ yếu tại các phường 7, 8, phần lớn là dâu trồng ngoài trời với các giống truyền thống như Mỹ hương, Mỹ đá.
Khoảng 2 năm trở lại đây, diện tích dâu tây công nghệ cao tại Đà Lạt đã tăng lên nhanh chóng với các loại dâu giống mới được nhập từ Pháp, Nhật, New Zealand… cho năng suất, chất lượng cao và khả năng kháng bệnh tốt hơn rất nhiều so với các giống dâu truyền thống.
Đặc biệt, phần lớn diện tích dâu tây tại Đà Lạt hiện nay được trồng trong nhà kính, kết hợp sản xuất kinh doanh và du lịch nên đã đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho người trồng.
Có thể bạn quan tâm

Nằm biệt lập ở vùng núi rừng, trang trại của anh Đinh Văn Lâm nuôi những con đặc sản như hươu, lợn rừng, dê, nhím, dúi, ong rừng

Anh Nguyễn Văn Cường ở thôn Trung, huyện miền núi Sông Lô (Vĩnh Phúc) chuyên nuôi lợn sinh sản. Tận dụng diện tích 500m2, anh Cường làm chuồng trại khá bài bản

Trên đất đồi của gia đình chị Vũ Thị Thìn mỗi vụ cam có thể thu về lãi 1 – 1,5 tỷ đồng là hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cam đường Canh, cam Vinh

Thương hiệu uy tín mang tên “Nho 7 sành”, cây nho giống của anh Nguyễn Văn Hòa giờ đã trở nên nức tiếng và cung cấp cho hàng ngàn hộ nông dân.

Đầu thập kỷ 90, chàng trai Nguyễn Quang Vinh chưa đầy 40 tuổi nhưng quyết tâm từ bỏ con đường công chức để về làm trang trại.