Diện Tích Dâu Tây Đà Lạt Tăng Lên Trên 100ha

Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hiện diện tích dâu tây Đà Lạt đã tăng lên trên 100ha, gấp 3 lần so 4 năm trước.
Trước đó, vào năm 2009 - 2010, do dịch bệnh tràn lan nên diện tích dâu tây tại Đà Lạt giảm chỉ còn khoảng 30ha, tập trung chủ yếu tại các phường 7, 8, phần lớn là dâu trồng ngoài trời với các giống truyền thống như Mỹ hương, Mỹ đá.
Khoảng 2 năm trở lại đây, diện tích dâu tây công nghệ cao tại Đà Lạt đã tăng lên nhanh chóng với các loại dâu giống mới được nhập từ Pháp, Nhật, New Zealand… cho năng suất, chất lượng cao và khả năng kháng bệnh tốt hơn rất nhiều so với các giống dâu truyền thống.
Đặc biệt, phần lớn diện tích dâu tây tại Đà Lạt hiện nay được trồng trong nhà kính, kết hợp sản xuất kinh doanh và du lịch nên đã đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho người trồng.
Có thể bạn quan tâm

Trên thế giới, có những giống dưa chuột kỳ lạ mà chắc chắn bạn chỉ mới được xem hình chứ chưa từng được thấy và nếm thử bao giờ.

Vì thiếu nước sản xuất, suốt 2 năm qua, nông dân 2 xã Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) - vùng khô hạn nhất Bình Thuận phải bỏ hoang ruộng đất.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, để phục vụ thị trường hoa tươi cho Tết Bính Thân sắp tới, nhà vườn và các công ty trồng hoa ở Đà Lạt cùng một số vùng phụ cận đã xuống giống 26 triệu củ hoa ly các loại, tương đương với diện tích 102 hecta, tăng 30% so với mùa Tết trước.

Nhiều năm qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân Bình Định đã “thắp sáng” và hiện thực hóa nhiều mơ ước đổi đời của bà con nghèo nhờ tích cực dạy nghề, tạo việc làm cho họ...

Với việc nuôi bò vỗ béo, nhiều hộ chăn nuôi tại Bình Định thu hồi vốn rất nhanh và có lãi, tuy nhiên họ vẫn chưa có thị trường ổn định.