Diện Tích Dâu Tây Đà Lạt Tăng Lên Trên 100ha

Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hiện diện tích dâu tây Đà Lạt đã tăng lên trên 100ha, gấp 3 lần so 4 năm trước.
Trước đó, vào năm 2009 - 2010, do dịch bệnh tràn lan nên diện tích dâu tây tại Đà Lạt giảm chỉ còn khoảng 30ha, tập trung chủ yếu tại các phường 7, 8, phần lớn là dâu trồng ngoài trời với các giống truyền thống như Mỹ hương, Mỹ đá.
Khoảng 2 năm trở lại đây, diện tích dâu tây công nghệ cao tại Đà Lạt đã tăng lên nhanh chóng với các loại dâu giống mới được nhập từ Pháp, Nhật, New Zealand… cho năng suất, chất lượng cao và khả năng kháng bệnh tốt hơn rất nhiều so với các giống dâu truyền thống.
Đặc biệt, phần lớn diện tích dâu tây tại Đà Lạt hiện nay được trồng trong nhà kính, kết hợp sản xuất kinh doanh và du lịch nên đã đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho người trồng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện đã có 3 DN của Hà Nội kết nối với 6 cơ sở SX của các tỉnh để cung cấp tiêu thụ hàng nông sản qua kênh phân phối tại Thủ đô.

Tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị sơ kết thí điểm đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Những năm gần đây, giá atisô Đà Lạt luôn ở mức tương đối cao. Đã có thời điểm giá bán tại vườn lên tới trên 200.000đ/kg.

Mùa thu hoạch na của bà con các dân tộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn mới chỉ vừa bắt đầu.

Có thể khẳng định như vậy vì không thể chế biến, lại càng không thể bán ra ngoài, người tiêu dùng chỉ cần nhìn qua vỏ bưởi là biết trái nào chín, trái nào xanh, bưởi non hoàn toàn không có giá trị kinh tế.