Diện Tích Chè Bị Bệnh Phồng Lá Đã Phục Hồi

Huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) hiện có 2,8 nghìn ha chè (trong đó có 2,6 nghìn ha chè kinh doanh). Năm 2014, huyện phấn đấu sản lượng chè búp tươi đạt 34 nghìn tấn, tăng 5% so với 2013.
Tuy nhiên, những tháng đầu năm, do mưa kéo dài, độ ẩm cao nên đã có khoảng 60ha chè trên địa bàn huyện đã xuất hiện bệnh phồng lá và có khả năng lây lan trên diện rộng.
Trước tình hình đó, các phòng chức năng của huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn bà con tích cực phòng trừ bằng các biện pháp như: tăng cường kiểm tra các nương chè nhằm phát hiện bệnh sớm; vệ sinh, làm sạch cỏ dại, tạo độ thông thoáng cho nương chè; bón phân cân đối; đối với những nương chè đã bị nhiễm bệnh, bà con hái và tiêu hủy hết các búp, lá có vết bệnh, đồng thời xử lý bằng thuốc hóa học phù hợp…
Nhờ vậy, bệnh phồng lá chè trên địa bàn huyện được phòng, trừ kịp thời, không lan rộng, không gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm chè.
Hiện nay, diện tích 60ha chè bị bệnh đã đã hồi phục sinh trưởng và cho thu hoạch. Sản lượng chè búp tươi của huyện đạt trên 4.400 tấn, bằng 13% kế hoạch năm, chỉ giảm 3% so với cùng kỳ. Bên cạnh việc tích cực phòng trừ sâu, bệnh, huyện Đồng Hỷ cũng tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc 13 vườn ươm chè cành với 1.018 vạn hom đảm bảo cung cấp đủ giống cho kế hoạch trồng mới, trồng phục hồi 200ha chè trong năm 2014.
Đồng thời đôn đốc các hộ dân chuẩn bị đất, đảm bảo qui trình kỹ thuật trước khi cấp cây giống, đến nay diện tích đất đạt yêu cầu được nghiệm thu trồng chè là 155ha/200ha, bằng 77,5% kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Cứ đến đầu tháng 10 hàng năm, người tiêu dùng lại lo lắng khi sản phẩm cam sành trôi nổi trên thị trường gắn nhãn mác cam sành Hà Giang được bày bán công khai với giá rất rẻ, chỉ từ 10 - 15 ngàn đồng, thậm chí có nơi chỉ bán với giá 6-8 ngàn đồng. không chỉ giá rẻ mà các loại cam đang được bày bán có mẫu mã đẹp, không có hạt, nhìn rất bắt mắt nên người tiêu dùng cứ vô tư mua về dùng.

Những năm qua, cây trồng vụ Đông đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Qua kinh nghiệm sản xuất của bà con, vụ Đông phải được gieo trồng sớm, đảm bảo thời gian sinh trưởng và thu hoạch mà không ảnh hưởng tới sản xuất vụ Xuân. Vào thời điểm này, bà con huyện Quản Bạ đã hoàn thành 50% diện tích cây trồng vụ Đông.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.

Du nhập, sử dụng những loại cây, con có giá trị kinh tế là việc cần thiết. Nhưng như thế không có nghĩa chúng được ưu tiên, bỏ qua giai đoạn khảo kiểm nghiệm, bởi không phải cây, con nào di thực về Quảng Ngãi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.