Diện Tích Cây Dược Liệu Của Sa Pa Đạt 75 Ha

Thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình kinh tế hộ, trồng một số cây dược liệu” của UBND tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa đã tiến hành triển khai trồng và phát triển diện tích cây dược liệu lên 75 ha.
Trong đó, cây actiso chiếm phần lớn diện tích (70 ha), còn lại là các loại cây như chè dây, đương quy, bạch truật, xuyên khung, gấu tầu, mộc hương, đỗ trọng… Hiện nay, các loại cây dược liệu nói trên sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng từ 120 - 240 triệu đồng/ha. Huyện Sa Pa phấn đấu đến năm 2015, giá trị kinh tế từ cây dược liệu trên địa bàn huyện đạt trên 5 tỷ đồng
Ngoài ra, huyện Sa Pa cũng triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo tồn, sản xuất và chế biến các loại cây dược liệu, các vị thuốc tắm, phòng và trị bệnh của các dân tộc Mông, Dao… Đây sẽ là hướng đi mũi nhọn trong phát triển du lịch cộng đồng.
Nguồn bài viết: http://www.baolaocai.vn/3-0-29499/dien-tich-cay-duoc-lieu-cua-sa-pa-dat-75-ha.aspx
Có thể bạn quan tâm

Nguồn thanh long đưa về hai chợ đầu mối này chủ yếu là của Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, sau đó chuyển đi tiêu thụ ở các chợ nội thành hay khu vực lân cận. Còn tại Hà Nội, hiện cũng có hai chợ đầu mối gồm Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (Khu đô thị Đền Lừ) và chợ đầu mối Long Biên.

Theo định hướng hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tỉnh ta xác định cơ giới hóa sản xuất là một trong những khâu then chốt, nhằm giảm chi phí sản xuất, giải quyết một phần tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp lúc mùa vụ và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ông Phan Thanh Sơn, ấp Quý Thạnh, xã Tân Hội (TX. Cai Lậy) được người dân nơi đây biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, nhờ mô hình nuôi gà nòi thả vườn.

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.