Diện Tích Cây Ăn Trái Tiếp Tục Tăng

Đến cuối tháng 8, diện tích cây ăn trái trong tỉnh Hậu Giang đã tăng hơn cùng kỳ năm trước gần 400ha và đang ở mức 29.204ha. Các cây trồng có xu hướng tăng diện tích là cam, quýt do người dân thấy gần đây giá cả có nhiều thuận lợi cho nhà vườn.
Bên cạnh đó, cũng có một số loại cây giảm là xoài, bưởi... được người dân chuyển sang cây trồng khác do sâu đục trái tấn công hoặc trồng xen vào các cây trồng khác nhưng không cho hiệu quả.
Theo ngành chuyên môn, diện tích cây trồng tăng giảm thất thường là do vườn cây trong dân đa số là trồng phân tán, không thuận tiện cho việc chế biến và tiêu thụ, đầu ra không ổn định, không tạo được hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, quá trình đô thị hóa cũng làm cho diện tích trồng cây lâu năm bị sụt giảm hay tăng lên để mong tìm được lợi thế trong bồi hoàn giải tỏa. Xu hướng tăng, giảm diện tích này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù mới bắt đầu vào vụ thu hoạch chính, nhưng quả hồng đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng rớt giá thê thảm. Với giá bán tại vườn là 2.000- 3.000 đồng/kg, nhiều nhà vườn méo mặt khi thu hoạch.

Với việc trồng cây dó bầu trong vườn và áp dụng các phương pháp kích tạo trầm nhân tạo, nông dân không còn phải “ngậm ngải tìm trầm” nơi rừng thẳm. Nhưng nhà nông và các đối tác sẽ thành công hơn khi chọn được phương pháp tạo trầm hiệu quả.

Bao lần thất bại tới “liêu xiêu” nhưng tỷ phú cá vược Trương Văn Trị ( xã Nam Cường, huyện Tiền Hải) vẫn luôn tin vào một điều duy nhất: Mình có thể!

Với tinh thần cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp giấy đăng ký kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu, tái xuất khẩu.

Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước nên tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng nguyên liệu đa dạng.