Diện Tích Cam Sành Bị Bệnh Lạ Ở TX.Ngã Bảy Tiếp Tục Tăng

Phòng Kinh tế TX.Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết, do chưa xác định được nguyên nhân, thuốc phòng trị nên diện tích vườn cam sành bị nhiễm một loại bệnh lạ gây vàng lá từ trên đọt vàng xuống (vàng đầu) tiếp tục bùng phát mạnh.
Hiện toàn thị xã có 675ha bị nhiễm bệnh lạ này (chủ yếu ở 2 xã Đại Thành và Tân Thành), tăng 295ha so với khoảng đầu tháng 3. Trong đó, có 444 ha bị nhiễm dưới 50%, diện tích còn lại bị nhiễm trên 50%, tổng số hộ bị ảnh hưởng 1.483 hộ.
Nhiều diện tích cam sành bị nhiễm bệnh lạ ở TX.Ngã Bảy được nông dân đốn bỏ để trồng lại cây khác.
Tuy chưa thống kê nhưng đã có nhiều diện tích cam sành bị nhiễm bệnh vàng đầu nặng, bà con đã tiến hành đốn bỏ để trồng lại cây khác, chủ yếu là bưởi da xanh và mãng cầu. Hiện tại, ngành nông nghiệp thị xã vẫn đang tích cực phối hợp với các nhà khoa học sớm tìm ra nguyên nhân để có giải pháp ngăn chặn kịp thời, hạn chế bệnh tiếp tục bùng phát.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Đà Bắc, tính đến hết tháng 11, toàn huyện đã phát triển được 683 lồng cá, vượt 183 lồng, đạt 136% kế hoạch cả năm.

Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).

Đàn chim cút tăng nhanh trong thời gian ngắn là do giá trứng, thịt chim cút trên thị trường lên cao, người chăn nuôi có lời nên nhiều trại đã mở rộng trại nuôi và tăng quy mô đàn. Các huyện có tổng đàn chim cút lớn là Thống Nhất và Trảng Bom.

Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.

Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.