Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điện Lực Bình Thuận Cam Kết Phục Vụ Tốt Bà Con Trồng Thanh Long

Điện Lực Bình Thuận Cam Kết Phục Vụ Tốt Bà Con Trồng Thanh Long
Ngày đăng: 23/08/2014

Trước thông tin một số hộ nông dân cho rằng mùa thắp đèn thanh long này sẽ gặp khó khăn. Lãnh đạo Công ty Điện lực Bình Thuận  khẳng định mọi chính sách về điện đối với bà con trồng thanh long không có gì thay đổi so với năm trước.

Kể từ ngày 11.8.2014, bà con trồng thanh long trong tỉnh đã đến đăng ký đóng điện cho mùa vụ thanh long mới. Tất cả các khách hàng của Công ty Điện lực Bình Thuận (viết tắt là PC Bình Thuận) đều được đối xử bình đẳng và được phục vụ chu đáo.

Trước thông tin ngành điện sẽ triển khai thực hiện thông tư 32 của Bộ Công thương về việc thí nghiệm bảo dưỡng định kỳ biến thế và lưới điện là tài sản của khách hàng, PC Bình Thuận khẳng định sẽ làm tốt công tác tuyên truyền đến người dân và các hộ sử dụng điện chong đèn thanh long.

Ông Nguyễn Thành Ngôn- Trưởng phòng Kế hoạch Kỹ  thuật PC Bình Thuận cho biết:

Ngay từ tháng 01.2012, PC Bình Thuâ%3ḅn đã chỉ đạo các điê%3ḅn lực gửi  thông báo đề nghị khách hàng thực hiê%3ḅn bảo dưỡng và thí nghiê%3ḅm định kỳ theo quy định của thông tư 32. Tiếp đó, tháng 3.2014 , PC Bình Thuận tiếp tục gởi thông báo lần 2 để thực hiện công tác này. Thông tư 32 của Bộ Công thương quy định tất cả khách hàng sử dụng điện có sở hữu lưới điện đều phải có trách nhiệm bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ.

Tuy nhiên, trước năm 2013 khách hàng chưa thực hiê%3ḅn công tác này do chưa rõ lợi ích bảo vệ tài sản và chưa tìm được đơn vị có năng lực thí nghiệm với chi phí cạnh tranh... Vừa qua, có mô%3ḅt số khách hàng phản ứng về công tác bảo dưỡng thí nghiê%3ḅm định kỳ lưới điê%3ḅn do bất ngờ về chủ trương này. Nguyên nhân chính là chưa rõ lợi ích trong việc phòng ngừa sự cố và bảo vệ tài sản của chính khách hàng.

Hiện nay, mọi khách hàng đến đăng ký đều được PC Bình Thuận sắp xếp, bố trí để đóng điện bình thường.  PC Bình Thuận không ràng buộc khách hàng phải thí nghiệm xong thì mới đóng điện chong thanh long trái vụ.

Đối với những khách hàng đã có kế hoạch thí nghiệm và đăng ký với điện lực, các điện lực tổ chức sắp xếp lịch cắt điện phục vụ công tác thí nghiệm. Những trường hợp khách hàng chưa có kế hoạch thí nghiệm, điện lực giải thích, tuyên truyền ý nghĩa và lợi ích của việc thực hiện thông tư 32.

Khách hàng được phép lựa chọn

Trước thông tin cho rằng người dân phải trả chi phí 3 triệu đồng tiền bảo dưỡng thí nghiệm lưới điện của mình, ông Ngôn cho biết PC Bình Thuâ%3ḅn không có chức năng đưa ra giá trị hợp đồng thí nghiê%3ḅm. Qua tìm hiểu chi phí 3 triệu đồng là khoản chi phí thí nghiệm được lập trên cơ sở  quy định của nhà nước.

Khi triển khai thực hiện thông tư 32 thì điện lực đều có thông báo đến khách hàng. Trong đó nêu rõ 02 phương án: phương án một là khách hàng tự chọn đơn vị thí nghiệm có năng lực để hợp đồng thí nghiệm.

Phương án hai nếu khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn vị thí nghiệm thì liên hệ điện lực để được tư vấn hỗ trợ. Thực tế, các điện lực đều giới thiệu khách hàng các đơn vị có chức năng thí nghiệm như: Công ty Thí nghiệm điện Miền Nam, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, Công ty TNHH TM-DV xây lắp điện Quốc Hùng (Bình Thuận)…

Như vâ%3ḅy, tất cả các đơn vị được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép thực hiê%3ḅn công tác thí nghiê%3ḅm, đủ năng lực đều có thể tham gia thực hiê%3ḅn công tác bảo trì và thí nghiê%3ḅm. Việc hợp đồng thực hiện với đơn vị nào là do khách hàng lựa chọn.  

Về quan điểm, PC Bình Thuận ủng hộ tất cả các doanh nghiệp có năng lực hoạt động trong công tác thí nghiệm, đúng quy định pháp luật đều có thể ký kết bảo trì theo thông tư 32.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa Triển Khai Các Biện Pháp Cấp Bách Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Khánh Hòa Triển Khai Các Biện Pháp Cấp Bách Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản giao các sở ngành, địa phương triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh trên tôm theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

08/07/2014
Nam Định Tập Trung Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Cho Thủy Sản Trong Mùa Nóng Nam Định Tập Trung Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Cho Thủy Sản Trong Mùa Nóng

Theo kế hoạch, năm 2014 toàn tỉnh Nam Định phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15.567ha các loại; trong đó nuôi nước ngọt 9.408ha tập trung vào các loại cá truyền thống và 6.159ha nuôi mặn lợ chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá bống bớp...

17/06/2014
Thu Tiền Tỷ Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín Thu Tiền Tỷ Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín

Lên vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) lập trang trại, không biết bao lần ông Lê Đình Cầu khi thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Sau nhiều năm, cuối cùng ông cũng thành công với mô hình nuôi vịt khép kín, với thu nhập mỗi năm lên đến 6 tỷ đồng, trong đó lãi gần 1,5 tỷ đồng.

08/07/2014
Thủy Lợi Cho Thủy Sản Chậm Còn Hơn Không Thủy Lợi Cho Thủy Sản Chậm Còn Hơn Không

Việc xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho ngành Thủy sản, ngành có nhiều khả năng sẽ mang về khoảng 7 tỷ USD trong năm nay là một quyết định tuy hơi muộn nhưng chứng tỏ các nhà quản lý đã đánh giá đúng vai trò của thủy sản nuôi trong nền kinh tế.

17/06/2014
Mô Hình Dứa Gai Xen Cao Su Ở Xã Ngọc Trung Cho Thu Nhập Cao Mô Hình Dứa Gai Xen Cao Su Ở Xã Ngọc Trung Cho Thu Nhập Cao

Việc xen canh dứa gai với cao su không những đem lại thu nhập cao cho nông dân mà còn có tác dụng giúp đất tơi xốp, tăng cường dưỡng chất cho sự phát triển của cây cao su. Với hiệu quả đem lại, xã Ngọc Trung đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dứa gai xen cao su.

08/07/2014