Mô Hình Dứa Gai Xen Cao Su Ở Xã Ngọc Trung Cho Thu Nhập Cao

Hiện xã Ngọc Trung (Ngọc Lặc - Thanh Hóa) có 120 ha cao su, trong đó diện tích cao su chưa khép tán được nhân dân trong xã trồng xen dứa gai là 26 ha (có 20 ha đang được thu hoạch).
Theo tính toán của các hộ dân, mỗi ha dứa gai xen cao su cho năng suất 25-30 tấn, trừ chi phí người trồng dứa thu lãi từ 50 đến 60 triệu đồng.
Việc xen canh dứa gai với cao su không những đem lại thu nhập cao cho nông dân mà còn có tác dụng giúp đất tơi xốp, tăng cường dưỡng chất cho sự phát triển của cây cao su. Với hiệu quả đem lại, xã Ngọc Trung đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dứa gai xen cao su.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân hè 2014, nhiều nông dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã chọn giống bắp nếp lai AG 500 để trồng nhưng đến thời điểm thu hoạch, trái không lớn, ít hạt, nếu có thì hạt rất cứng nên không thương lái nào đến mua.

Điều đáng nói là, sau 3 năm triển khai Chương trình, một số giống lúa chất lượng cao đã được khẳng định, trở thành giống cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

Đây là xu hướng mà nhiều nông dân tham gia các cánh đồng mẫu lớn ở Đông Thạnh (TX Bình Minh), Xuân Hiệp (Trà Ôn), Long An (Long Hồ) cũng đang hướng đến. Tại 3 nơi đã thực hiện như Tân An Luông, Mỹ Lộc, Tân Long, diện tích sản xuất lúa VietGAP cũng tiếp tục được mở rộng thêm và nhiều nông dân rất muốn được tham gia.

Tại diễn đàn “Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 31/5/2014 tại Bến Tre, bên cạnh chia sẻ về sản xuất và tiêu thụ trái cây, một số nhà chuyên môn đã đưa ra những khuyến cáo cần thận trọng đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này. Dù xuất khẩu trái cây đang tăng cao.

Dám nghĩ, dám làm và tận dụng mọi điều kiện để khai thác hết tiềm năng của đất, lao động của gia đình, đồng thời ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi là cách mà người dân ấp 8, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời đã làm để vươn lên ổn định cuộc sống.