Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng an toàn, bền vững vùng trung du và miền núi phía Bắc

Tham dự Diễn đàn có đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái;
Tiến sĩ Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tiến sĩ Tống Xuân Chinh - Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT; đại diện các cục, vụ, viện trực thuộc Bộ NN&PTNT;
Lãnh đạo các sở NN&PTNT, trung tâm khuyến nông, hộ nông dân tiêu biểu 6 tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu; lãnh đạo UBND, phòng NN&PTNT, trạm khuyến nông, trạm thú y 9 huyện, thị, thành phố của tỉnh Yên Bái.
Đánh giá qua Diễn đàn, các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có điều kiện để phát triển tốt chăn nuôi đại gia súc, bước đầu hình thành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại vừa và nhỏ.
Năm 2014, toàn vùng có 1.860 trang trại chăn nuôi, chiếm 14,7% số trang trại chăn nuôi cả nước; tổng đàn gia súc lớn chiếm 46,2% và sản lượng thịt xuất chuồng chiếm 31,3% so với cả nước.
Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh, nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao cả về số lượng và sản lượng; tỷ lệ đại gia súc thả rông còn nhiều.
Các giống gia súc nuôi chủ yếu là giống có sẵn tại địa phương. Nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn tại chỗ và chưa thực sự chủ động.
Việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng bán thâm canh và thâm canh kết hợp trồng cỏ làm thức ăn thô xanh chủ động sẽ nâng cao khả năng sản xuất đồng thời phát triển chăn nuôi gia súc lớn bền vững, an toàn, bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Phát biểu tại Diễn đàn, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Hoàng Xuân Nguyên khẳng định, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ, các đề án, dự án thúc đẩy phát triển chăn nuôi đại gia súc như Đề án “Hỗ trợ chăn nuôi bò cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 - 2006”.
Chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bước đầu đã mang lại kết quả tích cực, tổng đàn trâu hiện đạt 100.000 con, đàn bò 19.000 con.
Những năm tới, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh xác định chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng, Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng an toàn, bền vững và tiếp tục có những chính sách hỗ trợ.
Đồng chí nhấn mạnh, Diễn đàn là cơ hội tốt để nông dân các tỉnh được trao đổi với các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp về chính sách, kinh nghiệm, các tiến bộ kỹ thuật và những vấn đề cần quan tâm trong phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Tại Diễn đàn, chuyên gia các cục, vụ, viện chuyên môn của Bộ NN&PTNT đã trình bày, giới thiệu một số tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác giống vật nuôi, giải pháp quản lý dịch bệnh và biện pháp phòng chống thiệt hại trong chăn nuôi đại gia súc, trồng và chế biến thức ăn gia súc phù hợp, kết quả bước đầu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt…
Đồng thời, giải đáp các câu hỏi của nông dân liên quan đến cách chăm sóc, phòng bệnh cho đại gia súc, cách trồng cỏ và cây thức ăn gia súc phục vụ phát triển chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Báo cáo của Tổ chức Greenpeace về tính bền vững của thủy sản trong các siêu thị của Canada đã kêu gọi các nhà bán lẻ phải hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ các đại dương.

Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) cho biết các sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức này đang ngày càng được quan tâm nhiều tại thị trường Hà Lan và Đức.

Tháng 7/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký 02 Quyết định (Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ban hành Quy phạm thực hành NTTS tốt; Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú và tôm chân trắng) nhằm cung cấp các thông tin chính thống liên quan đến VietGAP.

Các quy định về bao gói và nhãn mác của Úc được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm được đóng gói, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu cho thị trường bán lẻ.

REWE, một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất của Đức, đang gia tăng các loại sản phẩm thủy sản được dán nhãn ASC thông qua việc giới thiệu các sản phẩm Goldlocke của mình, đây là sản phẩm được làm từ cá rô phi được chứng nhận ASC.