Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 3,3 ha tôm nuôi bị bệnh

Năm nay, Diễn Châu có hơn 130 ha nuôi tôm nước mặn nhưng đã có hơn 3,3 ha đang bị nhiễm các bệnh hội chứng hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng, tập trung ở xã Diễn Trung (với hơn 2,8 ha), Diễn Vạn, Diễn Kỷ. Nguyên nhân là do điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, một số hộ khi tôm bị bệnh không khai báo với cơ quan chức năng để xử lý dịch bệnh mà thải nước trực tiếp ra môi trường ngoài nên dịch bệnh phát tán và lây lan nhanh. Hiện nay, các cơ quan chức năng của huyện Diễn Châu đã trực tiếp cùng với các xã xuống tận đầm tôm hướng dẫn và hỗ trợ người nuôi tôm phòng trừ dịch bệnh.
Trạm thú y Diễn Châu đã trực tiếp lấy mẫu phẩm để đưa đi xét nghiệm, cùng với đó là đã cấp 1 tấn hóa chất cho các xã để khử trùng môi trường ao nuôi bị bệnh và kênh cấp, thoát nước nhiễm bệnh; phát động nhân dân dùng vôi bột để khử trùng khu vực xung quanh ao nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại kinh tế cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công văn số 2417/TCTS-NTTS về việc cảnh báo cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.

Vinafood 1 và Vinafood 2 chiếm hơn 50% thị phần xuất khẩu gạo, khó tránh được tình trạng độc quyền xuất khẩu, ảnh hưởng tới quyền lợi các doanh nghiệp cùng ngành và người trồng lúa.

“Nga là thị trường đầy tiềm năng trong việc xuất khẩu nông, thủy sản, Cần Thơ lại mạnh về lĩnh vực này. Chính vì thế, tỉnh sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nga, nhằm mở rộng đầu ra cho hàng nông, thủy sản, cũng là giải pháp nâng cao đời sống cho bà con nông dân” - ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ nhấn mạnh tại cuộc họp đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố với các sở ngành Cần Thơ ngày 18/9.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu (XK) cá tra sang Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2014 đạt giá trị 27,98 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nước nhập khẩu nhiều nhất cá tra trong khối ASEAN.

Huyện Điện Biên có khoảng 1.000ha cây ăn quả, chủ yếu là chuối, vải, hồng đỏ, táo, đào Pháp, thanh long, xoài, cam, quýt. Nhờ vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây ăn quả trồng tập trung ở khu vực lòng chảo trên diện tích đất vườn lớn hoặc trồng xen kẽ tại khu vực bãi màu.