Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 3,3 ha tôm nuôi bị bệnh

Năm nay, Diễn Châu có hơn 130 ha nuôi tôm nước mặn nhưng đã có hơn 3,3 ha đang bị nhiễm các bệnh hội chứng hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng, tập trung ở xã Diễn Trung (với hơn 2,8 ha), Diễn Vạn, Diễn Kỷ. Nguyên nhân là do điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, một số hộ khi tôm bị bệnh không khai báo với cơ quan chức năng để xử lý dịch bệnh mà thải nước trực tiếp ra môi trường ngoài nên dịch bệnh phát tán và lây lan nhanh. Hiện nay, các cơ quan chức năng của huyện Diễn Châu đã trực tiếp cùng với các xã xuống tận đầm tôm hướng dẫn và hỗ trợ người nuôi tôm phòng trừ dịch bệnh.
Trạm thú y Diễn Châu đã trực tiếp lấy mẫu phẩm để đưa đi xét nghiệm, cùng với đó là đã cấp 1 tấn hóa chất cho các xã để khử trùng môi trường ao nuôi bị bệnh và kênh cấp, thoát nước nhiễm bệnh; phát động nhân dân dùng vôi bột để khử trùng khu vực xung quanh ao nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại kinh tế cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Từ diện tích đất bỏ hoang của địa phương, anh Nghiêm Đình Minh (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã mạnh dạn đấu thầu, vay vốn phát triển mô hình kinh tế vườn - ao -chuồng (V.A.C) mang lại giá trị kinh tế cao.

Để giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, ổn định và bền vững, Trạm Khuyến nông huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã bước đầu xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại buôn Kram, xã Ea Tiêu.

Nuôi bò quy mô nông hộ sẽ bị thu hẹp do kém cạnh tranh khi hội nhập.

Mô hình nuôi vịt trời siêu lợi nhuận do chi phí chuồng trại không lớn, đầu ra lại thuận lợi nên có rất nhiều nông dân Đồng Nai đã đầu tư nuôi.

Mùa mật năm nay, các hộ nuôi ong rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" vì sụt giảm sản lượng, lại còn mất giá.