Điện Biên Được Mùa Đào

Vào những ngày này, bà con các xã Mường Phăng, Pa Khoang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang thu hoạch đào Pháp trong niềm vui phấn khởi vì đào được mùa, được giá.
Gia đình chị Lường Thị Ấng ở bản Bó, xã Pa Khoang (xã Mường Phăng cũ) - hộ gia đình trồng cây đào Pháp đầu tiên và có diện tích nhiều nhất xã Pa Khoang. Năm 2003, được cán bộ Viện Nghiên cứu rau quả hướng dẫn kỹ thuật, gia đình chị Ấng bắt đầu trồng thử nghiệm 20 cây giống.
Sau hai năm, cây đào Pháp đầu tiên đã bói quả. Sang năm thứ ba, cây đào đậu quả cho sản lượng cao nên gia đình tiếp tục tự nhân giống mở rộng diện tích lên gần 70 cây, trồng quanh những sườn đồi bỏ hoang tại khu vực của bản.
Năm 2011, tiếp tục được dự án DANIDA của chính phủ Đan Mạch tài trợ, gia đình chị mở rộng thêm diện tích trồng thêm 110 cây đào Pháp, năm nay thu lứa đầu tiên, quả sai trĩu cành. Từ trồng cây đào Pháp, mỗi năm gia đình chị Ấng thu từ 30 đến 45 triệu đồng.
Theo chị Ấng, cây đào Pháp rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Đào Pháp vừa dễ trồng, ít công chăm sóc so với cây lúa, cây ngô, vừa có thu nhập kinh tế cao hơn các loại cây ăn quả khác.
Vụ đào năm nay, tại thị trường thành phố Điện Biên, tuy đào Sơn La chuyển lên tiêu thụ tại các chợ trung tâm của thành phố Điện Biên rất nhiều, nhưng đào trồng tại Pa Khoang, Mường Phăng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường và khách du lịch đến Điện Biên.
Từ đầu vụ đến nay đào có giá cao, ổn định, bắt đầu thu hoạch từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4 kết thúc, trong đó thời điểm chính vụ, đào chín rộ vào cuối tháng 4 đúng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cũng là thời điểm nhiều khách du lịch đến với Điện Biên, thăm chiến trường xưa kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nên rất dễ tiêu thụ. Với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg như hiện nay, đem lại nguồn thu đáng kể, giúp nâng cao đời sống người dân Pa Khoang, Mường Phăng.
Ông Lò Văn Biên – Bí thư Đảng ủy xã Mường Phăng cho biết: “Năm 2014 khách du lịch lên thăm Mường Phăng, thăm hầm chỉ huy của Đại Tướng rất đông, mỗi ngày có từ 500-1000 lượt khách về đây nên việc tiêu thụ đào rất thuận lợi.
Hơn nữa đào lại cho thu hoạch vào khoảng thời gian từ giữa tháng Ba đến cuối tháng Tư - thời điểm mà nhiều loại cây ăn quả khác chưa cho thu hoạch. Năm nay nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, cây đào Pháp được mùa, sai quả hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang đang được Chính phủ New Zealand hỗ trợ ứng dụng những công nghệ và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong việc phát triển và tiếp thị các giống hoa quả có giá trị kinh tế cao hướng đến xuất khẩu thông qua triển khai dự án Sáng kiến nông nghiệp mới.

Trái thanh long Bình Thuận ngoài xuất khẩu, thì nhiều người dù ở vùng miền nào trong nước cũng đều ít nhiều biết đến và thích dùng. Vậy nên, nhu cầu tổ chức tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa đang mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này…

Trong số 5 tàu đầu tiên được chọn thí điểm khai thác cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản, riêng anh La Tình (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) có 4 tàu. “Quy trình đánh bắt quá cầu kỳ, mất thời gian trong khi giá chỉ cao hơn giá cũ 20%. Đi hai trăng rồi 4 tàu lỗ 400 triệu”, anh Tình kể.

Tuy nhiên, việc canh tác hồ tiêu như hiện nay tại đây vẫn mang tính thiếu bền vững, tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, tuổi thọ vườn cây giảm dần, làm cho năng suất chất lượng vườn cây nhanh xuống thấp. Chính vì vậy việc triển khai các dự án, mô hình trồng tiêu bền vững là giải pháp quan trọng trong thời gian tới.

Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.