Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điểm tựa tin cậy của nông dân

Điểm tựa tin cậy của nông dân
Ngày đăng: 11/09/2015

Những năm qua, nông dân huyện Châu Phú (An Giang) nói chung và xã Thạnh Mỹ Tây nói riêng, canh tác lúa theo tập quán cũ, lạc hậu, quy mô nhỏ, sản phẩm từng nông hộ cung cấp ra thị trường thường bị thương lái ép giá.

Chính vì vậy, tổ hợp tác thu mua lúa Thuận Thành sau khi thành lập và đi vào hoạt động đã thực sự là điểm tựa tin cậy cho nông dân, góp phần đem lại hiệu quả cao, nâng cao thu nhập kinh tế hộ cho nông dân thuộc xã vùng trong này.

Trao đổi với chúng tôi, anh Đặng Vũ Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ Tây cho biết: “Để các hộ trồng lúa của xã có điều kiện trao đổi kinh nghiệm làm ăn, thị trường tiêu thụ nông sản được thuận lợi, vụ TĐ 2013, hội đã chọn ấp Ba Xưa và Bờ Dâu làm điểm thành lập tổ hợp tác thu mua lúa Thuận Thành.

Bước đầu, hội đã khảo sát, điều tra tập quán SX, cơ cấu giống từng tiểu vùng, vận động hội viên nòng cốt, cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện đi đầu nên đã tạo được sự đồng thuận cao.

Hội Nông dân và kỹ thuật viên nông nghiệp xã đã phối hợp chặt chẽ với Cty thu mua lúa cho bà con nông dân. Đồng thời tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hỗ trợ kịp thời cho nông dân nên người dân yên tâm SX, hiệu quả cao hơn so với trồng lúa theo tập quán cũ từ 10 - 20%”.

Ông Lê Quang Trọng, tổ phó tổ hợp tác cho biết: “Ngày mới thành lập tổ có 30 thành viên tham gia SX lúa trên diện tích 200 ha. Vào mùa vụ, tổ hợp tác sinh hoạt từ 2 - 3 lần để thông tin về lịch xuống giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng "1 phải, 5 giảm", tổ viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn; giải đáp thắc mắc về đầu ra sản phẩm, cách chăm sóc lúa.

Đến nay, tổ đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Cty Lương thực An Giang, với diện tích 900 ha/năm, gồm các giống lúa OM 6976, AP 2010...”.

Theo nhiều nông dân, lúc chưa vào tổ hợp tác do thiếu liên kết với nhà doanh nghiệp nên đầu vụ SX họ phải vay tiền mua giống, vật tư nông nghiệp chịu lãi, đến khi thu hoạch bị tư thương ép giá, ép cả ngày thu hoạch, “cò lúa” dẫn thương lái đến mua xong rồi đề nghị cho nợ 1 tháng sau mới trả...

Vì vậy, thời gian tới nếu Hội Nông dân xã tìm được đối tác có uy tín thì tổ hợp tác sẽ được nâng lên thành hợp tác xã, quyền lợi nông dân được nâng lên, lợi nhuận sẽ cao hơn, đời sống sẽ ngày càng phát triển hơn.

Từ khi vào tổ hợp tác với Cty, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật xuống giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đồng loạt, được cung cấp giống, thuốc BVTV theo hình thức trả chậm không tính lãi, thanh toán vào cuối vụ, được bao tiêu và thu mua theo giá thị trường tránh được rủi ro do bị thương lái ép giá.

Anh Trọng, người SX lúa với diện tích 4 ha tâm sự: “Tôi tham gia tổ hợp tác ngay từ những ngày đầu mới thành lập đến nay đã 6 vụ, Cty Lương thực An Giang đầu vụ họp thống nhất giống SX, liên kết với Cty Ngọc Tùng cung cấp phân bón, thuốc BVTV đến cuối vụ mới thanh toán không tính lãi; Ngân hàng Tiên Phong hỗ trợ vay vốn ưu đãi.

Cty thu mua lúa theo giá thị trường, thanh toán tiền mặt tại thời điểm thu mua nên không riêng gì tôi mà ai trong tổ này cũng phấn khởi. Tất cả diện tích của tôi điều ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Cty, mỗi vụ lợi nhuận khoảng 20% so với SX theo tập quán cũ, lãi gấp đôi”.

Cùng với niềm vui của ông Trọng, anh Dương Văn Dớn, còn phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ trồng 1,1 ha lúa OM 6976, thu nhập chẳng được là bao. Nhờ tham gia tổ hợp tác, tôi được Cty hướng dẫn kỹ thuật; giới thiệu mua phân bón, thuốc BVTV theo hình thức trả chậm không tính lãi, thanh toán vào cuối vụ; mua theo giá thị trường, có khi cao hơn bên ngoài 100 đ/kg.

Tôi yên tâm không lo bị ép giá. Nếu mô hình này còn thì tôi quyết ký hợp đồng để được ưu đãi”.

Có thể nói, tổ hợp tác thu mua lúa Thuận Thành, xã Thạnh Mỹ Tây từ ngày ký kết hợp đồng với Cty Lương thực An Giang đến nay đã 6 vụ nhưng hai bên chưa bao giờ hủy hợp đồng mà thỏa thuận với nhau để cùng có lợi.

Nhiều bà con ngoài tổ xin được tham gia nhưng do kho bãi của Cty không đảm bảo thu mua khi thu hoạch tập trung đồng loạt.


Có thể bạn quan tâm

Tập huấn ToT Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học Tập huấn ToT Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học

Trong thời gian qua, công tác khuyến nông đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp.

14/09/2015
Chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa thiếu nước Chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa thiếu nước

Thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng chống hạn trước tình trạng nắng nóng cục bộ kéo dài, vụ hè thu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình “Sản xuất các giống ngô lai mới” trên đất lúa khó khăn nguồn nước tưới tại xã Hải Lệ, Thị xã Quảng Trị.

14/09/2015
Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng Thanh Nhãn Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng Thanh Nhãn

“Với vị thơm ngọt, giòn giòn, cơm dày, thịt Thanh Nhãn có màu vàng tươi, khô ráo khác hẳn những giống nhãn khác, Thanh Nhãn rất được du khách trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu ưa chuộng. Với giá bán từ 80.000 - 100.000 đ/kg, năng suất 8,5 - 9 tấn/ha."

14/09/2015
Hà Tĩnh phát triển chuỗi liên kết nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển chuỗi liên kết nông nghiệp

Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Xác định vai trò, vị trí quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới.

14/09/2015
Nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh trong xây dựng NTM Nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh trong xây dựng NTM

Thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM trong 8 tháng đầu năm 2015 toàn tỉnh phát triển 1.172 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.

14/09/2015