Điểm tựa cho ngư dân

Sau cả đời gắn bó với nghề biển, nhưng giữa tháng năm vừa qua ngư dân Huỳnh Luận, ở xã Phổ Quang (Đức Phổ) mới hiện thực hóa ước mơ của mình là được sở hữu một chiếc tàu cá vỏ thép. Tàu cá vỏ thép QNg-94359TS được đóng mới với số tiền khoảng 8 tỷ đồng. Đây là một trong 2 chiếc tàu cá vỏ thép lần đầu tiên được Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đóng mới để hỗ trợ ngư dân vươn khơi.
Ông Huỳnh Luận, chia sẻ: Nếu không có sự hỗ trợ thì không bao giờ mình có đủ sức để đóng được con tàu như thế này. 8 tỷ đồng là số tiền quá lớn, không bao giờ mình có đủ để đóng được tàu và dù có nguồn vốn thì cũng không dám bỏ ra. Gia đình biết ơn Quỹ Hỗ trợ ngư dân của tỉnh. Còn ông Nguyễn Hữu Ngọt, xã Bình Chánh (Bình Sơn) được nhận tàu cá vỏ thép mang số hiệu QNg 95868 TS phấn khởi cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh nên gia đình mới có đủ tự tin để đóng mới tàu vỏ thép này, bởi để có được con tàu hơn 8 tỷ đồng không hề đơn giản nếu phải đi vay mượn.
Sau gần 4 năm thành lập, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã huy động được khoảng 50 tỷ đồng từ sự đóng góp của các cá nhân, đơn vị trong cả nước. Từ nguồn kinh phí này, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã hỗ trợ khoảng 27 tỷ đồng giúp đỡ các trường hợp ngư dân bị nạn trên biển, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình ngư dân là nạn nhân chất độc gia cam; hỗ trợ cho ngư dân khó khăn về vốn với lãi suất thấp để có điều kiện mua sắm ngư lưới cụ, trang thiết bị phục vụ nghề biển. Đặc biệt, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã hỗ trợ đóng mới 13 chiếc tàu đánh cá, trong đó có 2 chiếc tàu vỏ thép. Nhờ vậy, đã có nhiều ngư dân được Quỹ hỗ trợ ngư dân kịp thời trợ lực để có điều kiện vươn khơi bám biển.
Ông Nguyễn Xuân Huế - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi cho biết: Chúng tôi ghi nhận sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong cả nước. Thời gian đến, chúng tôi phải tiếp tục tận tâm để huy động thêm các nguồn vốn. Việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, kịp thời hơn, nhanh chóng hơn trong việc giúp đỡ ngư dân trong tỉnh khi gặp nạn. Quỹ cố gắng làm chiếc phao cứu sinh hiệu quả cho bà con ngư dân và là cầu nối giữa các nhà tài trợ, doanh nghiệp với ngư dân một cách tin cậy và vững chắc hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trong 7 tháng đầu năm 2014, Hội Nông dân huyện Hòa An phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 2.718 hộ hội viên vay 62 tỷ 419 triệu đồng đầu tư phát triển sản xuất.

Do đặc điểm của đất và tập quán canh tác truyền thống của gia đình, sản lượng thu hoạch từ cây ngô, lúa không được là bao, thậm chí nhiều vụ bị mất trắng. Năm 2013, được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, gia đình ông Hương mạnh dạn chuyển đổi hơn 2.000 m2 đất ruộng trồng ngô sang trồng cây thuốc lá.

Thức ăn gia súc khan hiếm, giá tăng cao là do chủ xe phải sang tải ở các trạm cân xe trên quốc lộ 70, do đó phát sinh cước bốc xếp; hoặc chủ xe chở đúng tải, dẫn đến giá cung ứng hàng đến các chủ đại lý cũng tăng theo từng kg.

Ngày 3/4, tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, sở vừa chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng Kinh tế, NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố điều tra toàn diện tình hình dịch hại trên cây khóm nhất là bệnh héo đỏ lá hiện đang xảy ra tại huyện Phú Hòa (Báo Phú Yên đã đưa tin).

Do giá bông vải trong những năm qua giảm mạnh, chi phí đầu tư cao nên lợi nhuận mang lại từ cây bông vải không đáp ứng nguyện vọng của người dân. Đặc biệt, cây bông vải không đủ sức cạnh tranh với các cây trồng khác nên đang mất dần vị thế trên đất Kông Chro.