Điểm tựa cho ngư dân

Sau cả đời gắn bó với nghề biển, nhưng giữa tháng năm vừa qua ngư dân Huỳnh Luận, ở xã Phổ Quang (Đức Phổ) mới hiện thực hóa ước mơ của mình là được sở hữu một chiếc tàu cá vỏ thép. Tàu cá vỏ thép QNg-94359TS được đóng mới với số tiền khoảng 8 tỷ đồng. Đây là một trong 2 chiếc tàu cá vỏ thép lần đầu tiên được Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đóng mới để hỗ trợ ngư dân vươn khơi.
Ông Huỳnh Luận, chia sẻ: Nếu không có sự hỗ trợ thì không bao giờ mình có đủ sức để đóng được con tàu như thế này. 8 tỷ đồng là số tiền quá lớn, không bao giờ mình có đủ để đóng được tàu và dù có nguồn vốn thì cũng không dám bỏ ra. Gia đình biết ơn Quỹ Hỗ trợ ngư dân của tỉnh. Còn ông Nguyễn Hữu Ngọt, xã Bình Chánh (Bình Sơn) được nhận tàu cá vỏ thép mang số hiệu QNg 95868 TS phấn khởi cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh nên gia đình mới có đủ tự tin để đóng mới tàu vỏ thép này, bởi để có được con tàu hơn 8 tỷ đồng không hề đơn giản nếu phải đi vay mượn.
Sau gần 4 năm thành lập, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã huy động được khoảng 50 tỷ đồng từ sự đóng góp của các cá nhân, đơn vị trong cả nước. Từ nguồn kinh phí này, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã hỗ trợ khoảng 27 tỷ đồng giúp đỡ các trường hợp ngư dân bị nạn trên biển, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình ngư dân là nạn nhân chất độc gia cam; hỗ trợ cho ngư dân khó khăn về vốn với lãi suất thấp để có điều kiện mua sắm ngư lưới cụ, trang thiết bị phục vụ nghề biển. Đặc biệt, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã hỗ trợ đóng mới 13 chiếc tàu đánh cá, trong đó có 2 chiếc tàu vỏ thép. Nhờ vậy, đã có nhiều ngư dân được Quỹ hỗ trợ ngư dân kịp thời trợ lực để có điều kiện vươn khơi bám biển.
Ông Nguyễn Xuân Huế - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi cho biết: Chúng tôi ghi nhận sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong cả nước. Thời gian đến, chúng tôi phải tiếp tục tận tâm để huy động thêm các nguồn vốn. Việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, kịp thời hơn, nhanh chóng hơn trong việc giúp đỡ ngư dân trong tỉnh khi gặp nạn. Quỹ cố gắng làm chiếc phao cứu sinh hiệu quả cho bà con ngư dân và là cầu nối giữa các nhà tài trợ, doanh nghiệp với ngư dân một cách tin cậy và vững chắc hơn.
Có thể bạn quan tâm

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá

Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến ngày 20.6, 123/141 cơ sở (trên 87% số cơ sở ) hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. 5 huyện, thị (Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông và thị xã Quảng Trị) 100% cơ sở đã tổ chức đại hội.

Đến thôn Toàn Thắng, xã Bách Thuận (Vũ Thư, Thái Bình), ai cũng biết anh Nguyễn Văn Trọng, bởi anh là chủ vườn có tiếng với nhiều loại cây quý và đẹp.

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả...