Điểm tựa cho ngư dân

Sau cả đời gắn bó với nghề biển, nhưng giữa tháng năm vừa qua ngư dân Huỳnh Luận, ở xã Phổ Quang (Đức Phổ) mới hiện thực hóa ước mơ của mình là được sở hữu một chiếc tàu cá vỏ thép. Tàu cá vỏ thép QNg-94359TS được đóng mới với số tiền khoảng 8 tỷ đồng. Đây là một trong 2 chiếc tàu cá vỏ thép lần đầu tiên được Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đóng mới để hỗ trợ ngư dân vươn khơi.
Ông Huỳnh Luận, chia sẻ: Nếu không có sự hỗ trợ thì không bao giờ mình có đủ sức để đóng được con tàu như thế này. 8 tỷ đồng là số tiền quá lớn, không bao giờ mình có đủ để đóng được tàu và dù có nguồn vốn thì cũng không dám bỏ ra. Gia đình biết ơn Quỹ Hỗ trợ ngư dân của tỉnh. Còn ông Nguyễn Hữu Ngọt, xã Bình Chánh (Bình Sơn) được nhận tàu cá vỏ thép mang số hiệu QNg 95868 TS phấn khởi cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh nên gia đình mới có đủ tự tin để đóng mới tàu vỏ thép này, bởi để có được con tàu hơn 8 tỷ đồng không hề đơn giản nếu phải đi vay mượn.
Sau gần 4 năm thành lập, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã huy động được khoảng 50 tỷ đồng từ sự đóng góp của các cá nhân, đơn vị trong cả nước. Từ nguồn kinh phí này, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã hỗ trợ khoảng 27 tỷ đồng giúp đỡ các trường hợp ngư dân bị nạn trên biển, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình ngư dân là nạn nhân chất độc gia cam; hỗ trợ cho ngư dân khó khăn về vốn với lãi suất thấp để có điều kiện mua sắm ngư lưới cụ, trang thiết bị phục vụ nghề biển. Đặc biệt, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã hỗ trợ đóng mới 13 chiếc tàu đánh cá, trong đó có 2 chiếc tàu vỏ thép. Nhờ vậy, đã có nhiều ngư dân được Quỹ hỗ trợ ngư dân kịp thời trợ lực để có điều kiện vươn khơi bám biển.
Ông Nguyễn Xuân Huế - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi cho biết: Chúng tôi ghi nhận sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong cả nước. Thời gian đến, chúng tôi phải tiếp tục tận tâm để huy động thêm các nguồn vốn. Việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, kịp thời hơn, nhanh chóng hơn trong việc giúp đỡ ngư dân trong tỉnh khi gặp nạn. Quỹ cố gắng làm chiếc phao cứu sinh hiệu quả cho bà con ngư dân và là cầu nối giữa các nhà tài trợ, doanh nghiệp với ngư dân một cách tin cậy và vững chắc hơn.
Có thể bạn quan tâm

Việc tăng cường giám sát chất lượng con giống là yêu cầu bức thiết hiện nay của ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh ngành đang dồn sức triển khai đề án tái cơ cấu.

Trên địa bàn huyện Cam Lâm hiện có 5 xã, thị trấn hoạt động nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 560 ha. Bà con chủ yếu nuôi tôm thẻ, tôm sú, cá các loại và trồng rong sụn.

Thời gian gần đây, nạn trộm cắp lưới đánh bắt hải sản của ngư dân vùng biển huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) xảy ra thường xuyên, khiến các chủ tàu cá thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, hiện dịch bệnh, chết đang xảy ra ở tôm sú nuôi ghép với cua tại xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) trên diện tích 4.000m2, với tỉ lệ khoảng 90%.

Không qua một lớp tập huấn kỹ thuật nào nhưng với lòng đam mê cùng nghị lực vươn lên làm giàu, chị Đinh Thị Bàn ở thôn Tiến Hóa 2, xã Hồng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) tự học và nuôi thành công hàng chục đàn ong mật. Đến nay, chị đã có 60 đàn ong, cho thu nhập khá.