Điểm Sáng Trong Phong Trào Trồng Khoai Tây Vụ Đông

Là một xã thuần nông của huyện Kiến Xương, Vũ An được biết đến như điểm sáng của cây khoai tây vụ Đông. Về Vũ An những ngày này, trải dài trên cánh đồng từ thôn Đô Lương cho đến thôn Thống là cảnh bà con nông dân đang tấp nập cày, cuốc, vun, trồng khoai tây. Gần như đã thành truyền thống, vụ Đông luôn là vụ được bà con nông dân nơi đây chờ đợi, bởi đây là vụ cho thu nhập cao nhất trong năm.
Nhiều hộ gia đình đã trồng trên 1 mẫu khoai tây như gia đình ông Thu, ông Tùng, ông Thúy, ông Ân, Chị Tươi… hay những hộ chỉ có 1 lao động cũng trồng đến 3 – 5 sào, như bà Mong, bà Thắm, bà Cải…
Trên cánh đồng thôn Đô Lương, chúng tôi gặp bà Đào Thị Mong, đang vun luống trồng khoai tây, bà cho biết: “Năm nào vụ Đông chúng tôi cũng trồng khoai tây, năm nay tôi 62 tuổi rồi, nhưng vụ Đông năm nay tôi vẫn trồng 3 sào khoai tây, nếu có thể tôi sẽ mượn thêm 2 sào để trồng; mỗi sào khoai tây trong vòng gần 3 tháng trừ tiền phân bón, công cày bừa, thuốc sâu cũng lãi 3 – 4 triệu đồng, đầu ra lại không phải lo nên không trồng thì tiếc lắm; năm ngoái có nhiều hộ lãi 35 – 40 triệu đồng từ trồng khoai tây đấy chứ”.
Ruộng bên cạnh, bà Nguyễn Thị Thắm vui vẻ tiếp lời: “Trồng khoai tây vất vả lắm, tốn nhiều công lao động từ khâu làm đất, vun luống, đến chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; nhưng ở đây gần như nhà nào cũng trồng khoai tây, tôi chỉ có một mình nhưng cũng trồng 3 sào, hy vọng thời tiết thuận lợi, giá cả không thấp để chúng tôi có thêm thu nhập.
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn - VTC16-3NTV
Cả 6/6 thôn của xã Vũ An đều trồng khoai tây, đã tạo thành một phong trào mạnh,
một điểm sáng về trồng cây khoai tây trong vụ Đông.
Năm 2013, Vũ An đặt mục tiêu trồng 165 ha cây màu vụ Đông như khoai tây, khoai lang và các cây rau màu khác; trong đó, trên 80 ha khoai tây có kế hoạch trồng từ 25 - 5/11/2013.
Bên cạnh kinh nghiệm và truyền thống của người dân, thì Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Vũ An, đặc biệt Ban quản lý Hợp tác xã luôn chỉ đạo sát sao, bám sát đồng ruộng; chỉ đạo nông dân thực hiện cơ cấu sản xuất: lúa xuân - lúa mùa - cây vụ Đông; trước khi bước vào vụ Đông HTX lên kế hoạch, quy vùng trồng cây vụ Đông; đồng thời tuyên truyền, vận động tới từng thôn, xóm, hộ gia đình, xây dựng kho lạnh bảo quản củ giống cho nông dân, hiện nay toàn xã có 3 kho lạnh có thể bảo quản được 80 tấn củ giống.
Ông Nguyễn Quang Thế - chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) xã Vũ An cho biết: “Cây khoai tây là cây chủ lực trong diện tích cây vụ Đông ở Vũ An, tuy người dân đã trồng khoai lâu năm nhưng trước khi bước vào thời vụ trồng HTX luôn sát sao trong từng khâu sản xuất, đặc biệt chỉ đạo nông dân phun phòng bệnh định kỳ, đồng thời đảm bảo thủy lợi, nước tưới để khoai sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao”.
Cũng theo lời ông Thế, khoai tây là cây được bà con nơi đây trồng từ rất lâu và luôn giữ ổn định diện tích trồng hàng năm, bởi khoai tây là cây dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với đồng đất ở địa phương, nên khoai sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, lại dễ tiêu thụ. Đến vụ thu hoạch, thương lái xuống tận ruộng thu mua, thậm chí “đếm đầu luống tính tiền” không phải bới. Trung bình mỗi sào khoai tây cho năng suất 4 – 5 tạ củ thương phẩm, trừ chi phí có thể thu lãi 3 – 4 triệu đồng/sào, nên bà con phấn khởi và yên tâm sản xuất. Cả 6/6 thôn của xã Vũ An đều trồng khoai tây, đã tạo thành một phong trào mạnh, một điểm sáng về trồng cây khoai tây trong vụ Đông.
Trên 15 ha đất chuyên màu là những luống củ cải đã đến thời điểm thu hoạch. Củ cải được HTX ký hợp đồng với công ty Nông sản Hải Dương bao tiêu sản phẩm cho nông dân, mỗi sào củ cải trừ chi phí nông dân thu lãi trên 3 triệu đồng. Sau thu hoạch củ cải, nông dân tiếp tục trồng khoai tây Đông.
Ngoài ra, xã Vũ An còn đăng ký mua 4,3 tấn khoai solara nguyên chủng trồng vụ Xuân để nhân giống cho vụ tiếp theo.
Không chỉ những người nông dân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà cả chúng tôi cũng đều mong cho “mưa thuận gió hòa”, rồi “được mùa nhưng không rớt giá” để nông dân Vũ An nói riêng và nông dân Thái Bình nói chung sẽ có một vụ Đông thắng lợi.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KNKN) Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái” tại khu thực nghiệm nuôi trồng thủy sản thuộc Khu sinh thái Cồn Chim- đầm Thị Nại (thuộc địa bàn thôn Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước).

Với mục đích nâng cao năng suất, sản lượng trứng trong chăn nuôi gà, từ năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức tiếp nhận 2000 con gà giống siêu trứng VCN-G15 do Tổng cục V - Bộ Công an, Viện Chăn nuôi Quốc gia hỗ trợ và nuôi thử nghiệm tại trại chăn nuôi gà của gia đình ông Phạm Đình Thảo (Đội 11, xã Nghi Đức, TP. Vinh).

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

Với thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, UBND xã Long Tân (Dầu Tiếng - Bình Dương) tập trung khuyến khích người dân trên địa bàn đầu tư vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu ở các trang trại.

Dê Bách Thảo là giống dê thịt kiêm dụng sữa, tính nết hiền lành có thể chăn thả hay nuôi nhốt hoàn toàn. Dê Bách Thảo với nhiều ưu điểm như không cạnh tranh lương thực với con người, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ, thậm chí rơm rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác.