Điểm sáng trong chăn nuôi gà thịt theo chuỗi giá trị

Câu lạc bộ (CLB) hoạt động trên cơ sở tự nguyện; thống nhất quan điểm; quy chế, quy định của CLB do các thành viên cùng xây dựng, biểu quyết đồng ý và cam kết thực hiện.
Tham gia CLB có 23 hộ chăn nuôi.
Mỗi hộ tham gia cam kết nuôi gà với quy mô từ 1.000 - 10.000 con/lứa.
Giống gà được CLB lựa chọn để nuôi là các giống gà ta chọn lọc, bao gồm: Gà Cao Khanh (Bình Định), gà Phùng Dầu Sơn (Khánh Hòa), gà Lượng Huệ (TP Hải Phòng).
Ngoài các giống trên, hiện nay nhóm cũng đang nuôi thử nghiệm giống gà ri Hòa Bình...
Ưu điểm của các giống gà trên là có chân nhỏ, vàng; lông màu vàng tía; mào cờ; chất lượng thịt thơm ngon, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Hình thức nuôi được áp dụng là nuôi trang trại tập trung có sân chơi an toàn sinh học.
Đặc biệt, trong quá trình nuôi, gà được nghe nhạc với thời gian 5 - 6h/ngày, sau khoảng 30 ngày tuổi, gà được tách nuôi riêng trống - mái.
Đây là những điểm khác biệt so với phương pháp, quy trình nuôi gà truyền thống.
Sau gần 1 năm thực hiện, đến nay CLB đã có hàng vạn con gà được xuất bán, trong đó hộ nuôi ít nhất là 1.000 con/lứa, số lứa nuôi của các hộ đều đạt 3 lứa/năm.
Những hộ có quy mô lớn như: Trương Ngọc Linh; Lê Thiện Hồng; Nguyễn Thành Chung đều nuôi 18.000 con/hộ/năm.
Về kết quả tăng trọng: bình quân sau 120 ngày nuôi, trọng lượng gà đạt trung bình 1,8 - 2 kg/con.
Tỷ lệ sống của toàn tổng đàn đạt trên 93%, trong đó có những hộ đạt đến 99% (tùy lứa).
Đến tháng 9-2015, gia đình anh Mạnh (chủ nhiệm CLB - nuôi 27.000 con/năm) đã xuất bán 2 lứa với 18.000 con, trừ chi phí thu lãi hơn 290 triệu đồng; dự kiến tổng thu nhập năm 2015 có thể lên đến khoảng 500 triệu đồng.
Không chỉ dừng lại ở mặt hàng gà thịt truyền thống mà hiện nay CLB còn mở rộng sang chăn nuôi theo các đơn hàng.
Theo đánh giá của các thành viên trong CLB, yếu tố quyết định sự thành công chính là cách tổ chức và thực hiện tốt các phương thức tổ chức hoạt động của nhóm, bao gồm:
Mua gà giống: Việc tổ chức mua gà giống được trưởng nhóm và các thành viên bàn bạc; các thành viên vào CLB nuôi gà phải có sự điều phối của nhóm, gà vào luân phiên giữa các hộ cách nhau từ 3 ngày – 10 ngày để bảo đảm lúc nào cũng có gà xuất bán ra thị trường, để tránh bị thương lái ép giá.
Mua thức ăn: Với nhận thức thức ăn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi, các thành viên luôn bàn bạc và cùng thống nhất trong việc lựa chọn thức ăn nên chất lượng luôn bảo đảm.
Đặc biệt, với phương thức mua hàng trực tiếp từ công ty sản xuất nên giá thành luôn hạ so với các hộ mua nhỏ lẻ từ 300 – 500 đồng/kg, điều này đã góp phần làm giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả chăn nuôi.
Vắc-xin, thuốc thú y và dụng cụ thú y: Các thành viên trong nhóm đóng tiền mua 1 tủ bảo ôn bảo quản vắc-xin, 1 tủ kính đựng thuốc thú y, 2 máy cắt mỏ, thuốc thú y và một số dụng cụ thú y khác với trị giá trên 20 triệu đồng.
Giá thuốc được công khai từng loại ngay tại tủ; hộ chăn nuôi được bác sĩ thú y hướng dẫn dùng thuốc gì thì đến lấy; tự tính tiền và nộp lại trưởng nhóm để lấy thuốc bù lại đúng số lượng.
Hoạt động hỗ trợ: Các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau công lao động kỹ thuật bao gồm: Vào gà; ra gà; làm vắc-xin, cắt mỏ cho gà...
là những thời điểm cần nhiều lao động có kỹ thuật, có tay nghề...
Hoạt động này do trưởng nhóm điều hành tùy theo số lượng gà của từng hộ và yêu cầu nhân công.
Định kỳ mỗi tháng, CLB tổ chức sinh hoạt nhóm 1 lần để đánh giá hoạt động và lên kế hoạch, phương án hoạt động cho kỳ tới.
Tiêu thụ sản phẩm: Với phương châm sản xuất và cung cấp các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, lấy chất lượng làm uy tín, kết hợp với việc luôn chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường nên việc tiêu thụ gà của CLB là tương đối thuận lợi.
Hiện tại có các thương nhân ở các chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín, TP Hà Nội); chợ Điện Biên (TP Thanh Hóa) và các chợ khác tại TP Hải Phòng, tỉnh Phú Thọ...
đến tận nơi thu mua.
Có thể bạn quan tâm

Diệt mối bằng bẫy sinh học thể hiện tính năng ưu việt hơn các biện pháp khác.

Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh quá trình thực hiện Dự án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Huyện Quang Bình có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện,... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS. Tuy nhiên, việc NTTS cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, chưa quy mô; các hộ dân chủ yếu chỉ nuôi ở ao, ruộng lúa mang tính tự cung, tự cấp nhằm cải thiện đời sống; vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình nuôi cấy sinh khối hệ sợi loài đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis nguồn gốc từ Tây Tạng.