Diêm Dân Ít Hưởng Ứng Mô Hình Muối Trải Bạt

Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới cam kết tạo điều kiện giúp nông dân trồng hoa tại TP Sa Đéc được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi...
Nhiều diêm dân trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay việc tiêu thụ muối trải bạt vẫn đang gặp nhiều khó khăn do ít có thương lái thu mua, giá muối trải bạt không chênh lệch nhiều so với muối thường. Giá muối trải bạt thời điểm này là 900 đồng/kg, muối thô chỉ còn 750 đồng/kg, giảm gần 500 đồng so với niên vụ trước.
Theo bà con diêm dân, bình quân 1ha muối trải bạt sẽ cho sản lượng khoảng 130 tấn/vụ, cao gấp đôi so với muối thường, nhưng diêm dân phải đầu tư từ 70-80 triệu đồng/1ha và 3 năm phải thay bạt một lần. Do chưa có đầu ra ổn định vì trong tỉnh có rất ít DN thu mua muối nên sản phẩm làm ra còn tồn đọng nhiều và giá bán rớt xuống thấp, nên nhiều hộ diêm dân chưa mạnh dạn đầu tư để phát triển mô hình muối trải bạt này.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, đến thời điểm này, toàn tỉnh mới phát triển được 25ha muối trải bạt trên tổng số 900ha sản xuất muối của tỉnh. Để tăng năng suất và chất lượng, Sở NN-PTNT khuyến khích diêm dân phát triển sản xuất muối công nghiệp; triển khai đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến và lưu thông muối trên địa bàn tỉnh; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản.

Mưa lớn trên diện rộng kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về trong những ngày qua không chỉ khiến tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng cao, mà còn làm chi phí sản xuất bị đội lên khá nhiều.

Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

Anh Lê Văn Lục, ở khu phố 8, phường Tân An có diện tích mì 3 ha trồng ở bờ Nam sông Dinh cho biết: Do đất đai quá bạc màu, việc đầu tư trồng mì của nông dân mấy năm gần đây chi phí rất cao, 1 ha mì chi phí tiền công, giống, cày đất, thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và nhất là phân bón cũng phải đến 30 triệu đồng.

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.