Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch vụ tư vấn nông nghiệp hiếm hoi như lá mùa thu

Dịch vụ tư vấn nông nghiệp hiếm hoi như lá mùa thu
Ngày đăng: 01/10/2015

Câu hỏi rất nhiều, nhưng dịch vụ tư vấn nông nghiệp - đóng vai trò người tư vấn, trả lời, hiếm hoi như lá mùa thu.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên NTNN trao đổi với TS Nguyễn Đăng Nghĩa  - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dất, phân bón và môi trường phía Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới.

Ông đánh giá thế nào về nhu cầu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về tư vấn nông nghiệp? Thực trạng dịch vụ tư vấn nông nghiệp hiện nay ra sao?

 - Nhu cầu về tư vấn nông nghiệp rất lớn và thực sự cần thiết. Mỗi ngày tôi nhận vài chục cuộc điện thoại từ người dân thắc mắc về các cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp, có lợi nhất. Rồi các doanh nghiệp trong nước đều muốn có được hướng đi đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp. Tất cả đều thực sự cần.

 

Một trại chăn nuôi bò sữa quy mô lớn ở huyện Ba Vì, Hà Nội.

Các công ty, tổ chức nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam, luôn muốn tìm một tổ chức để có được nguồn thông tin chính xác, đầy đủ.

Bởi khi đầu tư số tiền lớn phải nắm vững thông tin, phải biết mình biết ta thì mới làm được. Đây là yếu tố tiên quyết để họ quyết định đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam hay không.

Tuy nhiên phần lớn họ gặp không ít khó khăn khi vấp phải những khó khăn về thu thập thông tin, pháp lý, thủ tục rồi từ luật cho tới cơ quan nhà nước nên không có được cái mình cần.

Chính vì vậy, dịch vụ tư vấn nông nghiệp ở Việt Nam chưa thực sự phát triển dù đã có một số nơi đi vào hoạt động.

Thực tế đã có một số tổ chức nước ngoài hay các viện, sở hoặc thậm chí các trường đại học đã và đang cung cấp dịch vụ tư vấn nông nghiệp. Ông đánh giá thế nào về hoạt động này?

 "Phải minh bạch, phải rõ ràng thì mới hoạt động tốt. Nhiều nơi tư vấn không tốt, không đủ thông tin vẫn lấy tiền người ta. Rồi người đi tư vấn lại không được trung tâm trả tiền hoặc trả lấy lệ”... TS Nguyễn Đăng Nghĩa

- Điều này tôi cũng biết. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là hiệu quả. Nếu các cơ quan trong nước mở ra dịch vụ này thường ít tính đến chuyện kinh phí, từ đó hoạt động hời hợt, thiếu thông tin.

Nông dân, doanh nghiệp chưa thể có được cái họ cần. Còn đa số trung tâm tư vấn do nước ngoài thành lập đều tư vấn để bán sản phẩm, bán dịch vụ của họ.

Chúng ta không thể kỳ vọng vào họ.

Người dân, các tổ chức và doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền ra để có được thông tin đáp ứng nhu cầu của họ. Họ không tiếc tiền, chỉ có điều ta chưa có nhiều trung tâm để đáp ứng, hay nói thẳng ra là cung còn quá ít, quá thấp so với cầu.

Theo ông, một trung tâm tư vấn nông nghiệp hoạt động tốt cần những gì?

- Đã là dịch vụ phải nói tới hiệu quả, để cho hai bên đều có lợi.

Có hiện trạng nhiều trung tâm tư vấn thành lập hàng loạt nhưng rồi chết yểu, không hoạt động được. Tư vấn mà không có lợi ích cho người mua dịch vụ thì cũng chết sớm.

Chính vì thế các trung tâm tư vấn nông nghiệp phải có chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực tư vấn sẵn sàng phục vụ các nhu cầu.

Quan trọng nữa là ở cơ chế. Nếu cơ chế của trung tâm không rõ ràng, rất khó để thành công.

Phải minh bạch, phải rõ ràng thì mới hoạt động tốt. Nhiều nơi tư vấn không tốt, không đủ thông tin vẫn lấy tiền người ta. Rồi người đi tư vấn lại không được trung tâm trả tiền hoặc trả lấy lệ.

Bên cạnh đó, còn phải tính đến lợi nhuận trong kinh doanh.

Với người nông dân hỏi vài ba câu hỏi thì có thể miễn phí, nhưng nếu phải đi đến tận nơi để khảo sát, làm nghiên cứu dự án… thì cần có hợp đồng, có thù lao rõ ràng. Cái này cần thiết để duy trì và phát triển dịch vụ cũng như trả công xứng đáng cho các nhà khoa học.

Xin cảm ơn ông!

Đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp bền vững

Tại TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới vừa chính thức ra mắt. Đây là một trong các mô hình đầu tiên ở Việt Nam về dịch vụ tư vấn nông nghiệp có quy mô quốc tế.

Các lĩnh vực hoạt động chính của trung tâm bao gồm khoa học đất, sản phẩm nông nghiệp, dinh dưỡng cây trồng, chọn tạo giống cây trồng, nghiên cứu phát triển cây trồng mới, phát triển bền vững, sinh thái hệ cây trồng…

TS Trần Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cho biết, bên cạnh việc thực hiện các đề tài nghiên cứu, trung tâm sẽ thực hiện tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên các lĩnh vực liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, thực hiện các chương trình sản xuất thử nghiệm, giúp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả trên cơ sở khoa học.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế nông nghiệp.

Trong bối cảnh ngành NNPTNT đang đẩy mạnh phát triển tái cơ cấu theo hướng phát triển bền vững và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang ký kết sẽ có những tác động không nhỏ tới ngành nông nghiệp trong nước

Việc ra mắt trung tâm này sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng cao về phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Tây Ninh Cá Chết Bất Thường Ở Một Trang Trại Tây Ninh Cá Chết Bất Thường Ở Một Trang Trại

Hơn 8 tấn cá nuôi trong ao tại một trang trại ở xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) chuẩn bị thu hoạch bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

10/10/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Tôm Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Tôm

Với thu nhập từ năm 2012 đến nay đạt 4,45 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, anh Nguyễn Văn Côn (SN 1968), hội viên nông dân xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) được nhiều người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

10/10/2014
Quảng Ngãi Nuôi Lươn Không Bùn Cho Thu Nhập Cao Quảng Ngãi Nuôi Lươn Không Bùn Cho Thu Nhập Cao

Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.

10/10/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Theo Chuỗi Ở Xã Nông Trường (Thanh Hóa) Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Theo Chuỗi Ở Xã Nông Trường (Thanh Hóa)

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

10/10/2014
Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.

10/10/2014