Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Lợn Tai Xanh Diễn Biến Phức Tạp

Dịch Lợn Tai Xanh Diễn Biến Phức Tạp
Ngày đăng: 31/05/2012

Tại cuộc họp chiều 29/5, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết dịch lợn tai xanh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở khu vực đồng bằng sông Hồng với 5 địa phương ghi nhận có dịch là Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lai Châu, Hòa Bình.

Trong đó, tại tỉnh Bắc Ninh dịch tiếp tục diễn biến phức tạp chưa có dấu hiệu dừng lại; tính đến nay, Quảng Ninh là địa phương thiệt hại nhiều nhất với số lợn mắc bệnh tai xanh hơn 5.000 con.

Trước tình hình dịch lây lan, Cục Thú y đã cung ứng khoảng 180.000 liều vaccine tai xanh cho các địa phương tiêm phòng bao vây ổ dịch. Đồng thời, Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng tăng cường công tác giám sát chặt địa bàn, nhất là đặc biệt là những khu vực giáp ranh vùng dịch, chú trọng tăng cường kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển lợn ra, vào địa bàn.

Viện Thú y Trung ương đã lấy mẫu lợn mắc tai xanh để xác định vi khuẩn kế phát giúp địa phương có dịch tai xanh tái phát tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn lợn; tổ chức tiêm phòng bổ sung tại những khu vực có nguy cơ cao.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận định: “Tình hình dịch bệnh có chiều hướng lây lan nhất là dịch lợn tai xanh. Đáng lo ngại vì Bắc Ninh là tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng mật độ chăn nuôi rất lớn và rất dễ lây lan ra các địa phương khác. Huyện Gia Bình (nơi xuất hiện dịch tai xanh ở Bắc Ninh) tiếp giáp với Hải Dương, và huyện Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh lại đang bị dịch rất nặng nếu chúng ta dập dịch không tốt thì chắc chắn dịch sẽ bùng phát và thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi”.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu Cục Thú y tiếp tục cử cán bộ đi trực tiếp chỉ đạo việc giám sát và phòng chống dịch ở địa phương, đồng thời yêu cầu các địa phương có dịch phải rà soát lại toàn bộ các trại lợn giống trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn dịch.

So với giá lợn hơi hiện nay thì giá đền bù đối với lợn mắc dịch tai xanh còn cao hơn nhưng qua thực tế của một số địa phương thì vẫn còn tình trạng bán chạy. Đây là vấn đề phải quan tâm và giải quyết để có thể xử lý triệt để không để dịch bệnh xuất hiện là có cơ hội bùng phát và lây lan.

Có thể bạn quan tâm

Chế thuốc diệt sâu khoang bằng đường, rượu, giấm Chế thuốc diệt sâu khoang bằng đường, rượu, giấm

Chỉ với 4 kg đường + 4 lít giấm + 1 lít rượu + 1 lít nước ủ trong 4 ngày lại cho hiệu quả tuyệt vời. Cứ cho hỗn hợp này vào cái lọ treo trên luống rau là ngày nào cũng nhìn bướm sâu khoang chui vào chết mà thấy phấn khởi.

01/08/2015
Phương pháp bảo quản thủy sản tối ưu bằng hầm poluurethane Phương pháp bảo quản thủy sản tối ưu bằng hầm poluurethane

Hầm bảo quản sản phẩm bằng poluurethane là vật liệu tối ưu ứng dụng vào hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá hiện nay. Thời gian bảo quản tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày mà chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu....

01/08/2015
Mở rộng vùng trồng dược liệu quý Mở rộng vùng trồng dược liệu quý

Khi những loại cây sâm dây và sâm 7 lá hoa ngày càng bị cạn kiệt ở rừng thì đề án “Mở rộng vùng trồng cây dược liệu quý” do UBND huyện Phước Sơn thực hiện được xem rất cần thiết trong việc phát triển vùng dược liệu quý. Đây sẽ là cơ hội để đồng bào vùng cao Phước Sơn thoát nghèo.

01/08/2015
Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Sau khi xã Thuận (Hướng Hóa) được tỉnh Quảng Trị chọn là 1 trong 8 xã triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) vào năm 2010, Đảng uỷ xã Thuận đã ban hành Nghị quyết số 02 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn NTM.

01/08/2015
Làm giàu từ cây công nghiệp Làm giàu từ cây công nghiệp

Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, với diện tích đất tự nhiên trên 115.000 ha, trong đó chiếm phần lớn là đất đỏ ba dan màu mỡ, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có nhiều lợi thế để phát triển cây công nghiệp ngắn, dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, sắn và các loại cây ăn quả.

01/08/2015