Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Lợn Tai Xanh Diễn Biến Phức Tạp

Dịch Lợn Tai Xanh Diễn Biến Phức Tạp
Ngày đăng: 31/05/2012

Tại cuộc họp chiều 29/5, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết dịch lợn tai xanh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở khu vực đồng bằng sông Hồng với 5 địa phương ghi nhận có dịch là Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lai Châu, Hòa Bình.

Trong đó, tại tỉnh Bắc Ninh dịch tiếp tục diễn biến phức tạp chưa có dấu hiệu dừng lại; tính đến nay, Quảng Ninh là địa phương thiệt hại nhiều nhất với số lợn mắc bệnh tai xanh hơn 5.000 con.

Trước tình hình dịch lây lan, Cục Thú y đã cung ứng khoảng 180.000 liều vaccine tai xanh cho các địa phương tiêm phòng bao vây ổ dịch. Đồng thời, Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng tăng cường công tác giám sát chặt địa bàn, nhất là đặc biệt là những khu vực giáp ranh vùng dịch, chú trọng tăng cường kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển lợn ra, vào địa bàn.

Viện Thú y Trung ương đã lấy mẫu lợn mắc tai xanh để xác định vi khuẩn kế phát giúp địa phương có dịch tai xanh tái phát tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn lợn; tổ chức tiêm phòng bổ sung tại những khu vực có nguy cơ cao.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận định: “Tình hình dịch bệnh có chiều hướng lây lan nhất là dịch lợn tai xanh. Đáng lo ngại vì Bắc Ninh là tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng mật độ chăn nuôi rất lớn và rất dễ lây lan ra các địa phương khác. Huyện Gia Bình (nơi xuất hiện dịch tai xanh ở Bắc Ninh) tiếp giáp với Hải Dương, và huyện Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh lại đang bị dịch rất nặng nếu chúng ta dập dịch không tốt thì chắc chắn dịch sẽ bùng phát và thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi”.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu Cục Thú y tiếp tục cử cán bộ đi trực tiếp chỉ đạo việc giám sát và phòng chống dịch ở địa phương, đồng thời yêu cầu các địa phương có dịch phải rà soát lại toàn bộ các trại lợn giống trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn dịch.

So với giá lợn hơi hiện nay thì giá đền bù đối với lợn mắc dịch tai xanh còn cao hơn nhưng qua thực tế của một số địa phương thì vẫn còn tình trạng bán chạy. Đây là vấn đề phải quan tâm và giải quyết để có thể xử lý triệt để không để dịch bệnh xuất hiện là có cơ hội bùng phát và lây lan.

Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Con Nuôi Thủy Sản Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Con Nuôi Thủy Sản

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh ta đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

15/08/2013
Khánh Thành Trại Tôm Giống Hisenor Khánh Thành Trại Tôm Giống Hisenor

Ngày 4-8, Công ty TNHH Khoa kỹ sinh vật Thăng Long (Long An) tổ chức khánh thành Trại tôm giống Hisenor. Đồng chí Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đến dự.

15/08/2013
Giá Cá Tra Tăng Trở Lại Giá Cá Tra Tăng Trở Lại

So với đầu tháng 8, giá cá tra loại 1 tăng ít nhất 2.000 đồng (từ 19.000 đồng lên 21.000 đồng/kg). Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định giá cá tra sẽ tăng trở lại từ tháng 9 trở đi, mức giá giao động có thể từ 22.500 - 23.000 đồng/kg, tăng 1.500 - 2.000 đồng so với hiện nay.

16/08/2013
Nông Dân Tìm Cách Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi Heo Nông Dân Tìm Cách Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi Heo

Với giá heo hơi hiện nay thì người chăn nuôi mới huề vốn, chưa có lãi. Chính vì vậy, các trang trại chăn nuôi đã phải tính toán tận dụng nguồn thức ăn sẵn có để giảm chi phí đầu vào. Cách phối trộn thức ăn đơn giản là kết hợp giữa cám đóng gói và bắp, khoai mỳ, tấm gạo…

16/08/2013
Điểm Tựa Cho Nhà Nông Điểm Tựa Cho Nhà Nông

Với mục đích phát hiện sâu bệnh trên cây trồng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, chăm bón hiệu quả, Chi cục BVTV Hưng Yên đã tiến hành thành lập 5 bệnh xá cây trồng. Tuy mới đi vào hoạt động, song bước đầu mang lại hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Đặc biệt, các hoạt động của bệnh xá được hỗ trợ miễn phí cho nông dân.

16/08/2013