Dịch Lở Mồm Long Móng Diễn Biến Phức Tạp

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh.
Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.
Dịch bệnh xuất hiện tại các địa phương thuộc các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà.
Nơi xảy ra ổ dịch mới tại huyện Gio Linh là vùng rừng núi, vùng đồng bào dân tộc với phương thức canh tác thả rông trâu, bò bừa bãi khiến dịch bệnh lây lan khó kiểm soát.
Trước đó, vào ngày 23/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã công bố dịch lở mồm long móng gia súc tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong.
Ngay sau khi phát hiện, các ngành chức năng và địa phương đã tập trung bao vây, khống chế dịch. Ngày 29/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã trích dự phòng ngân sách tỉnh năm 2013 gần 584 triệu đồng cấp cho Chi cục Thú y tỉnh để triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Thú y đã tiêm phòng 15.000 liều vaccine, 6 tấn hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi và nhà ở, 100 lít xanh methylen về pha khử trùng cho trâu bò bị bệnh điều trị tại các ổ dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ cấp 2.000 liều vaccine cho Quảng Trị để tiêm phòng cho số trâu bò còn lại.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.

Thời gian trước, nhà vườn ở huyện Lai Vung gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý diện tích vườn bị già cỗi. Nhiều diện tích vườn phải đốn bỏ do năng suất kém mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất.

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.

Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.