Dịch Hại Gia Tăng Trên Cây Lúa

Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết, trong những ngày gần đây, tình hình dịch hại trên cây lúa của tỉnh Lâm Đồng đang có chiều hướng gia tăng.
Hiện cả tỉnh có hơn 7.350ha lúa đang được gieo trồng; trong đó, diện tích lúa ở giai đoạn đẻ nhánh chiếm gần 2.282ha, lúa ở giai đoạn đứng cái là 2.391ha. Theo số liệu thống kê của Chi cục, hiện trong diện tích này có đến gần 1.000ha bị nhiễm rầy nâu với mật độ từ 1.225 - 2.600 con/m2; đặc biệt, cục bộ có 6ha lúa ở xã Mỹ Đức (huyện Đạ Tẻh) bị nhiễm ở mức độ 12.000 con/m2.
Mới đây, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Đạ Tẻh tiến hành cấp thuốc để xử lý 60ha lúa bị rầy nâu hại nặng và hướng dẫn người dân tự mua thuốc xử lý 225ha. Bên cạnh bệnh rầy nâu, bệnh đạo ôn cũng đang hoành hành trên diện tích gần 138ha lúa của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Bình Định đang trong mùa nắng nóng gay gắt, nhu cầu giải khát của người dân tăng cao, đây là điều kiện để cây rau má ở phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) tăng giá.

Vụ Hè Thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình thâm canh lúa cải tiến tại các địa phương trong tỉnh, kết quả rất khả quan.

Trong 2 ngày (21và 22-8), Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Pleiku tổ chức thả trên 116 ngàn con cá giống ra hồ B công trình thủy lợi Biển Hồ, thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Người chăn nuôi gia cầm đang phải chịu nhiều rủi ro vì giá thức ăn, dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Để tránh những rủi ro này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi gia công cho DN trong và ngoài nước. Đây đang là mô hình chăn nuôi ít rủi ro do được bao tiêu sản phẩm.