Dịch Hại Gia Tăng Trên Cây Lúa

Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết, trong những ngày gần đây, tình hình dịch hại trên cây lúa của tỉnh Lâm Đồng đang có chiều hướng gia tăng.
Hiện cả tỉnh có hơn 7.350ha lúa đang được gieo trồng; trong đó, diện tích lúa ở giai đoạn đẻ nhánh chiếm gần 2.282ha, lúa ở giai đoạn đứng cái là 2.391ha. Theo số liệu thống kê của Chi cục, hiện trong diện tích này có đến gần 1.000ha bị nhiễm rầy nâu với mật độ từ 1.225 - 2.600 con/m2; đặc biệt, cục bộ có 6ha lúa ở xã Mỹ Đức (huyện Đạ Tẻh) bị nhiễm ở mức độ 12.000 con/m2.
Mới đây, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Đạ Tẻh tiến hành cấp thuốc để xử lý 60ha lúa bị rầy nâu hại nặng và hướng dẫn người dân tự mua thuốc xử lý 225ha. Bên cạnh bệnh rầy nâu, bệnh đạo ôn cũng đang hoành hành trên diện tích gần 138ha lúa của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.

Đến thời điểm này toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm trà lúa hè thu với hơn 36.600 ha. Tuy nhiên, sự thay đổi bất thường của thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Cùng với sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khác đã và đang khiến lúa bị ảnh hưởng khá nặng.

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ miền Đông đến miền Trung, người dân phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.

Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.

Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.