Dịch gia súc, gia cầm lan rộng

Cụ thể tính đến ngày 26/10, cả nước đã có 6 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) tại 6 huyện của 5 tỉnh chưa qua 21 ngày bao gồm Lai Châu, Kon Tum, Tuyên Quang, Thái Bình, Nam Định.
Các ổ dịch đa số xảy ra nhỏ lẻ, chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi chưa được tiêm phòng vacxin CGC.
Đối với bệnh LMLM trên trâu bò, cả nước đã xảy ra 8 ổ dịch tại 6 huyện của 5 tỉnh chưa qua 21 ngày, bao gồm Phú Yên, Đắk Nông, Yên Bái, Tiền Giang và Ninh Thuận.
Dịch tai xanh trên lợn cũng đang xảy ra 7 ổ dịch tại 6 huyện của 4 tỉnh gồm Tiền Giang, Hà Tĩnh, Sóc Trăng và Nghệ An.
Trong đó, tỉnh Sóc Trăng dịch mới bùng phát mạnh ra 4 ổ dịch tại các huyện Long Phú, TP Sóc Trăng và huyện Châu Thành.
Hầu hết các đàn lợn mắc bệnh đều chưa được tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh.
Cục Thú y nhận định, căn cứ vào tình hình dịch tai xanh trong thời gian gần đây, có thể thấy virus tai xanh đang tiềm ẩn trong đàn lợn ở một số địa phương.
Bên cạnh đó, việc dịch tai xanh mới xảy ra trong thời gian khoảng hơn 1 tháng gần đây tại Campuchia, trong đó có 3 tỉnh có đường biên giới với Việt Nam cũng cho thấy nguy cơ dịch có xu hướng xảy ra trở lại rất nguy hiểm tại ĐBSCL.
Đối với dịch CGC, Cục Thú y cho biết, do hiện đang là mùa mưa lũ ở các tỉnh phía Nam, thời tiết chuyển mùa ở các tỉnh phía Bắc nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan là rất cao.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn và thông báo của Cục Thú y về tình hình lưu hành chủng virus CGC để sử dụng các loại vacxin phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.