Dịch Cúm Gia Cầm Xuất Hiện Trở Lại

Ngày 25/7, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 4 hộ chăn nuôi thuộc 4 xã Mỹ Lương (huyện Cái Bè), Phước Thạnh (thành phố Mỹ Tho), Phú Kiết và Hòa Tịnh (huyện Chợ Gạo) của tỉnh Tiền Giang. Tổng số gia cầm mắc bệnh gồm 16.300 con chim cút, 330 con gà và 5 con vịt.
Trước diễn biến này, UBND tỉnh Tiền Giang đã có Quyết định số 1722/QĐ-UBND về việc công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại xã Phú Kiết và xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo. Chi cục Thú y tỉnh cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm và chim cút mắc bệnh. Đồng thời triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm theo quy định.
Như vậy, tính đến ngày 25/7, tỉnh Tiền Giang có dịch cúm gia cầm, tỉnh Phú Yên có dịch lở mồm long móng, tỉnh Đắk Lắk có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính năm 2015 do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Hàm Yên thực hiện tại thôn Đồng Chùa 1 và Chợ Bợ 1, xã Bình Xa (Hàm Yên) bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện đang là cao điểm của mùa mưa, cộng với thời tiết có nhiều diễn biến bất thường nên sự biến động môi trường trong các ao nuôi thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng rất lớn.

9 tháng năm 2015, sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh Bình Thuận được 150,8 ngàn tấn, đạt 79,8% KH, tăng 0,5% so cùng kỳ.

Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nay vẫn chưa chủ động được nguồn giống sản xuất tại chỗ, nhất là con giống có chất lượng tốt. Tỉnh đang có nhu cầu kêu gọi đầu tư trên lĩnh vực sản xuất tôm giống.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu bắp trong tháng 8 vừa qua đạt 537 ngàn tấn với giá trị 115 triệu USD.