Dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng đang lan rộng tại nhiều địa phương

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nhiều địa phương đã phát hiện mới các ổ dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng xảy ra trên các đàn gia súc, gia cầm.
Cụ thể, cả nước đang có 5 ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại 4 địa phương gồm: Hà Tĩnh, Sơn La, Quảng Ngãi và Cà Mau.
Trong đó, ổ dịch cúm gia cầm A H5N1 mới nhất được ghi nhận tại hộ chăn nuôi thuộc xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên khiến 649 con gia cầm mắc bệnh, bị chết và bị tiêu hủy.
Cả nước cũng đang có 11 ổ dịch lở mồm long móng xảy ra tại 6 địa phương.
Trong đó, Sơn La, Cần Thơ, Quảng Trị, Yên Bái mỗi địa phương có một ổ dịch; Phú Yên có 3 ổ dịch và Ninh Thuận nhiều nhất có 4 ổ dịch.
Các ổ dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng xảy ra nhỏ lẻ trên đàn nuôi quy mô hộ gia đình, chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh mặc dù đã được cơ quan thú y địa phương xử lý, ngăn chặn kịp thời nhưng có nguy cơ cao phát tán mầm bệnh và lây lan dịch.
Cục Thú ý khuyến cáo, ngoài phun thuốc khử trùng tiêu độc, chính quyền các địa phương tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch lan rộng.
Có thể bạn quan tâm

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.