Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Diễn Biến Phức Tạp

Tính đến nay, nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được 6.637 ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng là 5.210 ha, tôm sú 1.018 ha. Hiện dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp, đã có 2.416 ha tôm thẻ chân trắng và 300 ha tôm sú bị thiệt hại, gây nhiều khó khăn cho người nuôi tôm địa phương.
Bước đầu ngành chuyên môn xác định nguyên nhân do bệnh tồn lưu trong môi trường nước ao nuôi không được xử lý triệt để và do ảnh hưởng thời tiết nên mầm bệnh bộc phát và lan rộng.
Kỹ Sư Nhan Trung Nghĩa - Phó Trưởng Trạm Thú y thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Hiện tại tôm nuôi ở Vĩnh Châu thiệt hại trên rất nhiều địa bàn, trong đó trọng điểm là ở các vùng Khánh Hòa, Hòa Đông, Vĩnh Hiệp và Phường 2. Qua kiểm tra triệu chứng lâm sàng thì ta thấy sự xuyết hiện của bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, tuy nhiên đa số là bệnh gan tụy”.
Trước tình hình trên, Ban chỉ đạo nuôi trồng thủy sản thị xã Vĩnh Châu chỉ đạo ngành chuyên môn tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, nhanh chóng hỗ trợ gần 10 tấn Chlorine giúp người nuôi tôm xử lý trên 100 ha ao nuôi, để tiêu diệt mầm bệnh trước khi thải ra môi trường bên ngoài, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, góp phần bảo vệ diện tích nuôi tôm còn lại của bà con.
Ông Hồng Văn Tám ở khóm Khánh Nam, phường Khánh Hòa cho biết: “Tôi nuôi tôm thẻ chân trắng được 1 tháng 5 ngày thì chết do đỏ thâm đốm trắng. Tôi có báo cho trưởng ban nhân dân khóm, trưởng ban báo lên trên, trên cho mấy anh thú y xuống xác định bệnh đỏ thâm đốm trắng và cấp thuốc để tôi xử lý ao trước khi tiếp tục làm vụ 2”.
Cùng với việc hỗ trợ hóa chất, Trạm Thú y thị xã Vĩnh Châu đã phối hợp ngành chuyên môn và chính quyền địa phương tiến hành thu mẫu kiểm tra bệnh và tăng cường khảo sát các nguồn nước để phân tích các chỉ số lý hoá cơ bản phục vụ cho người nuôi tôm, đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào như vật tư nông nghiệp, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn, đặc biệt là chất lượng con giống.
Kỹ sư Nhan Trung Nghĩa - Phó Trưởng Trạm Thú y thị xã Vĩnh Châu khuyến cáo: “Hiện nay, bà con nên tạm dừng thả giống vì đang thời điểm nắng nóng kéo dài và đây là mùa của dịch bệnh, nhất là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính. Đến khi nào thời tiết ổn định thì ngành sẽ có khuyến cáo để bà con thả nuôi cho phù hợp”.
Để có 1 vụ tôm thắng lợi, bên cạnh sự quan tâm của chính quyền địa phương và ngành chức năng, thì nông dân phải thận trọng, không nôn nóng thả giống, mà nên theo dõi khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để thực hiện cho đúng, nhất là không chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh để giảm thiểu rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.

Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.

Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.

Điện Biên không chỉ là vùng đất lịch sử mà còn là nơi xây dựng ước mơ, ấp ủ làm giàu của rất nhiều nông dân vượt lên cái khó khăn, nghèo đói để trở thành những tấm gương sản xuất giỏi. Ông Lò Văn Tỉnh sống tại bản Khá, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là tấm gương như thế.