Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Công Nghiệp Có Xu Hướng Tăng

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, sau khi rà soát, diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 6.363 ha (kế hoạch đến hết năm 2014 đạt 7.000 ha), tăng 371 ha so với cuối năm 2013.
Diện tích đang thả nuôi 3.500 ha, chiếm 55% tổng diện tích ao nuôi, diện tích còn lại cũng đang được chuẩn bị để thả nuôi. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt 42.335 ha, tăng 3.716 ha so với cuối năm 2013; diện tích đang thả nuôi khoảng 40 - 50%.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có xu hướng tăng. Trong tháng 3-2014, đã có 88 ha tôm công nghiệp bị nhiễm bệnh, tăng 17 ha so với tháng trước, nâng tổng diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu năm nay lên 187 ha (chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy (150 ha), đốm trắng (23 ha), bệnh khác (14 ha)).
Riêng tôm quảng canh, có 644 ha bị bệnh, giảm 391 ha so với tháng trước, 3 tháng có 2.052 ha, mức độ thiệt hại giảm năng suất từ 10% - 80%. Tỉnh đã xuất 27 tấn chlorine để xử lý dịch bệnh.
* Bạc Liêu: 54 hộ nuôi tôm bị thiệt hại đã được bảo hiểm bồi thường
* Triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm nuôi, đến nay tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện 256 hợp đồng/163 hộ/183,02 ha. Tổng phí bảo hiểm 9.446,25 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 5.696,72 triệu đồng); giá trị bảo hiểm 68.793,26 triệu đồng.
Đến cuối tháng 3-2014, đã phát sinh thiệt hại 151,07 ha/138 hộ/209 hợp đồng, số tiền bồi thường ước tính 12.867,71 triệu đồng; đã giải quyết bồi thường 58,16 ha/54 hộ/76 hợp đồng, với số tiền 5.121,83 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Không có ngành, lĩnh vực nào phát triển “thần tốc” như ngành sản xuất cá tra. Nó đã từng giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, giúp ngành thủy sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển cao, trong khoảng 10 năm (2002- 2012).

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.