Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Công Nghiệp Có Xu Hướng Tăng

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, sau khi rà soát, diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 6.363 ha (kế hoạch đến hết năm 2014 đạt 7.000 ha), tăng 371 ha so với cuối năm 2013.
Diện tích đang thả nuôi 3.500 ha, chiếm 55% tổng diện tích ao nuôi, diện tích còn lại cũng đang được chuẩn bị để thả nuôi. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt 42.335 ha, tăng 3.716 ha so với cuối năm 2013; diện tích đang thả nuôi khoảng 40 - 50%.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có xu hướng tăng. Trong tháng 3-2014, đã có 88 ha tôm công nghiệp bị nhiễm bệnh, tăng 17 ha so với tháng trước, nâng tổng diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu năm nay lên 187 ha (chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy (150 ha), đốm trắng (23 ha), bệnh khác (14 ha)).
Riêng tôm quảng canh, có 644 ha bị bệnh, giảm 391 ha so với tháng trước, 3 tháng có 2.052 ha, mức độ thiệt hại giảm năng suất từ 10% - 80%. Tỉnh đã xuất 27 tấn chlorine để xử lý dịch bệnh.
* Bạc Liêu: 54 hộ nuôi tôm bị thiệt hại đã được bảo hiểm bồi thường
* Triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm nuôi, đến nay tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện 256 hợp đồng/163 hộ/183,02 ha. Tổng phí bảo hiểm 9.446,25 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 5.696,72 triệu đồng); giá trị bảo hiểm 68.793,26 triệu đồng.
Đến cuối tháng 3-2014, đã phát sinh thiệt hại 151,07 ha/138 hộ/209 hợp đồng, số tiền bồi thường ước tính 12.867,71 triệu đồng; đã giải quyết bồi thường 58,16 ha/54 hộ/76 hợp đồng, với số tiền 5.121,83 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm lá… tiếp tục hại ngô. Sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn… hại nhẹ các loại rau màu.

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học của ông Mol cũng như 47 hộ chăn nuôi khác ở xã Tân Tuyến đều cho thấy, heo nuôi khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.

Quá trình nuôi tôm theo VietGAP, công tác quản lý con giống, kiểm soát dịch bệnh và quản lý các chế phẩm sinh học phải được gắn liền với nhau.

Nông dân Danh Văn Dưỡng ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn là cha đẻ của 3 bộ giống lúa mới, có tính chống chịu tốt, cứng cây, kháng sâu rầy và cho năng suất cao.

Có thể khẳng định rằng thịt gà xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam rất an toàn đối với dịch bệnh cúm gia cầm và theo đúng quy định của OIE.