Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch bệnh trên tôm nuôi có nguy cơ bùng phát

Dịch bệnh trên tôm nuôi có nguy cơ bùng phát
Ngày đăng: 13/07/2015

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị: Vụ nuôi tôm năm nay toàn tỉnh thả nuôi được gần 950 ha, tuy nhiên tính đến thời điểm này đã có gần 20 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, phân bố chủ yếu tại các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thành, Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh), Trung Giang, Trung Hải (huyện Gio Linh), Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Phước, Triệu Vân (huyện Triệu Phong) và Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng), gây bệnh trên cả 2 đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, chủ yếu gây chết ở tôm sau khi thả nuôi từ 15 - 60 ngày, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do con giống thả nuôi không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo chất lượng, cải tạo ao nuôi chưa đúng quy trình, cùng với sự biến động thất thường của thời tiết.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị - Trần Hoãn cho biết: Một nguyên nhân nữa khiến dịch bệnh ngày càng lây lan trên diện rộng là do năm 2015 này, Chi cục Thú y không được cấp kinh phí mua hóa chất hỗ trợ dập dịch nên rất nhiều ao nuôi khi xảy ra dịch bệnh, do biết không có hoá chất hỗ trợ nên các hộ nuôi không báo cho cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh mà đã xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường.

Trước tình hình đó, bên cạnh việc chỉ đạo cán bộ kỹ thuật tăng cường bám sát địa bàn, kịp thời kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân dịch bệnh trên tôm nuôi, hướng dẫn người nuôi tôm phòng chống dịch bệnh như: tự xử lý nguồn nước tại ao nuôi và nước thải từ ao nuôi ra ngoài đúng quy trình; con giống thả nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch, đạt chất lượng; không vận chuyển tôm ra vào vùng có dịch bệnh...

Chi cục Thú y đã báo cáo với Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua hoá chất để hỗ trợ dập dịch kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, ổn định tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Đẩy Mạnh Nuôi Trồng Thuỷ Sản Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Đẩy Mạnh Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Huyện đã triển khai thực hiện hàng loạt các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn…

02/02/2015
Tái Cơ Cấu Sản Xuất Từ Những Cách Làm Hiệu Quả Tái Cơ Cấu Sản Xuất Từ Những Cách Làm Hiệu Quả

Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.

02/02/2015
Đà Nẵng Hy Vọng Những Chuyến Biển Cuối Năm Đà Nẵng Hy Vọng Những Chuyến Biển Cuối Năm

Âu thuyền Thọ Quang những ngày cuối năm nhộn nhịp hẳn lên. Trên các cầu cảng, ngư dân khẩn trương vá lưới, buộc chì, buộc phao. Dưới tàu, các máy trưởng kiểm tra lại máy móc, các thiết bị liên lạc, máy dò cá… chuẩn bị sẵn sàng trước giờ vươn khơi. Trên các cầu cảng, nhiều xe chở dầu, lương thực, thực phẩm, nước uống đậu kín chờ bốc xuống tàu.

02/02/2015
Nuôi Cá Chiên Lồng Bè Trên Hồ Chứa Nuôi Cá Chiên Lồng Bè Trên Hồ Chứa

Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn” cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng mới cho việc bảo tồn, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị, đồng thời khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa.

02/02/2015
Luân Canh, Xen Canh Giúp Nghề Nuôi Tôm Phát Triển Bền Vững Luân Canh, Xen Canh Giúp Nghề Nuôi Tôm Phát Triển Bền Vững

Thực tiễn nuôi tôm thời gian qua tại các địa phương ở Cà Mau đã chỉ ra rằng: nếu nông dân thực hiện xen canh, cắt vụ luân canh với các loài cá phi, cá bổi, các loại cá đồng, sò huyết, vọp, cá kèo… sẽ có được những vụ tôm đạt kết quả tốt hơn và cũng tăng thêm thu nhập từ những đối tượng nuôi phụ đó.

02/02/2015